Cầm giữ tài sản là gì? Đặc điểm của cầm giữ tài sản như thế nào? Cầm giữ tài sản và cầm cố tài sản khác nhau như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp ngắn gọn dễ hiểu trong bài viết sau đây.
Cầm giữ tài sản là gì?
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Ví dụ: A đem xe máy đến tiệm của B yêu cầu sửa chữa, thay thế phụ tùng xe. Khi B làm xong, A không có tiền để trả cho B, do đó, B đã cầm giữ chiếc xe máy của A.
Cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm
Cầm giữ tài sản được quy định tại Tiểu mục 8, Mục 3, Chương XV của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đặc điểm của cầm giữ tài sản
Ngoài những đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm, cầm giữ tài sản còn có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đây là biện pháp tự vệ nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng của bên có quyền, được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Thứ hai, khoản 4 Điều 349 BLDS 2015 quy định bên cầm giữ chỉ phải giao lại tài sản cầm giữ khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ với mình. Nói cách khác, cầm giữ tài sản không quy định thời hạn cụ thể mà kéo dài cho đến khi bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Phân biệt cầm giữ tài sản và cầm cố tài sản
Tiêu chí | Cầm giữ tài sản | Cầm cố tài sản |
Về ý chí của các bên | Có thể phát sinh mà không phụ thuộc vào ý chí của các bên ngay từ khi giao kết hợp đồng. | Được các bên thỏa thuận là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng ngay từ thời điểm thỏa thuận để ký kết hợp đồng. |
Về thời điểm phát sinh việc chiếm giữ tài sản | Phát sinh: Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ.
Chấm dứt: khi có một trong những trường hợp được quy định tại Điều 350 Bộ luật Dân sự. |
Theo thỏa thuận của các bên |
Về đối tượng | Tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng. | Bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. |
Về quyền chiếm giữ tài sản của người thứ ba | Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản. | Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. |
Về xử lý tài sản khi biện pháp bảo đảm chấm dứt | Bên cầm giữ tài sản không có quyền xử lý tài sản cầm giữ. | Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. |
Trên đây là nội dung chia sẻ của về “Cầm giữ tài sản là gì? Phân biệt cầm giữ tài sản và cầm cố tài sản“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.