090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở uy tín TPHCM

Thân chào Quý khách hàng,

Trong những năm vừa qua, Luật Nguyễn Hưng đã tư vấn và tiếp nhận thực hiện nhiều vụ việc pháp lý phức tạp về nhà đất cho khách hàng tại Tp. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành miền Nam. Đặc biệt trong giai đoạn nóng sốt của thị trường bất động sản những năm qua. Khách hàng thực hiện những giao dịch bất động sản không đảm bảo về pháp lý dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Bằng kinh nghiệm hành nghề lâu năm, cùng những luật sư uy tín và có tâm huyết với nghề trực thuộc đoàn luật sư Tp. Hồ Chí Minh. Luật Nguyễn Hưng hân hạnh được cung cấp các dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai uy tín đến Quý khách hàng.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở TPHCM
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở TPHCM

Các dịch vụ về thủ tục pháp lý nhà đất của Luật Nguyễn Hưng

Đội ngũ luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở của Luật Nguyễn Hưng chuyên đảm nhận:

  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (QSDĐ) lần đầu.
  • Cấp đổi Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất, cháy hoặc thay đổi nội dung khác trên Giấy chứng nhận QSDĐ.
  • Đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận và đính chính sai sót Giấy chứng nhận (bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thay đổi số chứng minh nhân dân, thay đổi diện tích đất,…).
  • Đăng ký sang tên Giấy chứng nhận (do chuyển nhượng, tách thửa, hợp thửa, tặng cho, khai nhận di sản, góp vốn kinh doanh, đấu giá,..).
  • Thủ tục xin Giấy phép xây dựng nhà ở, công trình; điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng.
  • Thủ tục hoàn công xây dựng nhà ở, công trình xây dựng.
  • Chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp, đất lúa lên đất thổ cư,…), thực hiện các thủ tục thuế liên quan.
  • Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất (đối với các thửa đất đủ điều kiện về diện tích, vị trí,… theo Quyết định của UBND thành phố hoặc UBND tỉnh).
  • Thủ tục xin thuê đất, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, mua bán nhà, đất chưa có giấy chứng nhận.
  • Soạn thảo hợp đồng đặt cọc, cho thuê, cho ở nhờ, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà đất.
  • Các dịch vụ pháp lý khác về nhà đất.

Các tình huống tranh chấp đất đai thường gặp:

  • Tranh chấp đất đai có sổ đỏ.
  • Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận.
  • Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.
  • Tranh chấp đất đai trong gia đình.
  • Tranh chấp đất đai không có giấy tờ.
  • Tranh chấp ranh giới đất đai.
  • Tranh chấp về đất đai.
  • Tranh chấp đất không có giấy tờ.
  • Tranh chấp ranh đất.
  • Tranh chấp dân sự về đất đai.
  • Tranh chấp ranh giới thửa đất.
  • Tranh chấp đất có sổ đỏ.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Nguyễn Hưng chuyên đảm nhận:

  • Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai tại ubnd huyện.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã.
  • Giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất.
  • Giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề.
  • Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai liền kề.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai về cấp chồng lấn.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất là thế mạnh của Luật Nguyễn Hưng

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất là thế mạnh của Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự. Chúng tôi định vị mình là tổ chức hành nghề luật sư chuyên về lĩnh vực luật sư tranh tụng. Chúng tôi đảm nhận giải quyết các tranh chấp về nhà đất tại Tp. Hồ Chí Minh cũng như trên phạm vi toàn quốc. Luật Nguyễn Hưng đã và đang giải quyết nhiều vụ việc cho khách hàng tại các cấp Tòa án, chúng tôi hân hạnh được tư vấn và tham gia xử lý công việc cho Quý khách.

Chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai tại Luật Nguyễn Hưng

  • Tư vấn sơ bộ vụ việc qua điện thoại: miễn phí.
  • Tư vấn trực tiếp & nghiên cứu hồ sơ vụ việc tranh chấp tại trụ sở Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng: 500,000 đồng/ lượt tư vấn. Không giới hạn thời gian tư vấn, hoàn phí tư vấn nếu ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý.
  • Báo giá các thủ tục pháp lý nhà đất (Cấp giấy chứng nhận, thủ tục tách thửa, hợp thửa,….): nhận báo giá trực tiếp từ luật sư khi tư vấn.
  • Chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai: nhận báo giá trực tiếp từ luật sư khi tư vấn.

Quý khách hàng lưu ý, mức phí dịch vụ được các bên thỏa thuận, thống nhất. Mức phí sẽ được tính dựa trên các căn cứ như: độ phức tạp của vụ việc tranh chấp, thời gian cần thiết để luật sư giải quyết xong vụ việc, chi phí công tác,… Luật sư tư vấn có nghĩa vụ giải thích rõ các yếu tố cấu thành chi phí cho khách hàng được rõ.

Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất tại Luật Nguyễn Hưng

Quý khách hàng lưu ý, nguyên tắc đầu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp của Luật Nguyễn Hưng là hạn chế tối đa trường hợp đưa vụ việc tranh chấp ra Tòa án. Theo đó chúng tôi tư vấn cho Quý khách hàng và đại diện khách hàng để đàm phán, thỏa thuận với phía đối tác để nhanh chóng giải quyết xong vấn đề. Chỉ trong trường hợp đàm phán không mang lại kết quả như mong đợi hoặc khách hàng là bị đơn (người đã bị nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án) hoặc theo yêu cầu của Quý khách hàng, chúng tôi mới tham gia giải quyết vụ việc tại các cấp Tòa án.

Quy trinh sử dụng dich vụ luật sư nhà đất tại Luật Nguyễn Hưng

Quy trình sử dụng dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất tại Luật Nguyễn Hưng

1. Trao đổi qua điện thoại

Quý khách hàng gọi điện trao đổi sơ bộ về vụ việc của mình với luật sư và đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp.

2. Trao đổi trực tiếp tại văn phòng luật sư Nguyễn Hưng

Tại buổi gặp mặt trực tiếp với các luật sư tại trụ sở Luật Nguyễn Hưng, Quý khách cung cấp những hồ sơ, giấy tờ có liên quan để luật sư xem xét, đánh giá và tư vấn về cách giải quyết vụ việc theo hướng đảm bảo quyền lợi cao nhất cho Quý khách.

3. Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý

Sau khi đồng ý về phương án giải quyết, Quý khách nếu có nhu cầu có thể ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật Nguyễn Hưng để chính thức nhờ luật sư tham gia giải quyết vụ việc cho mình.

Câu hỏi thường gặp về tranh chấp đất đai

1. Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai?

Để tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Thành phần Hội đồng gồm:

+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;

+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;

+ Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;

+ Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;

+ Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc;

+ Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội;

+ Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc;

+ Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn;

+ Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai?

Tùy vào việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà thời hạn giải quyết mà pháp luật quy định cũng khác nhau, cụ thể:

– Nếu nộp đơn đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ tương đương) thì thời gian giải quyết là:

+ Thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;

+ Thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;

+ Thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;

+ Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày;

+ Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

– Nếu nộp đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ tương đương) thì thời gian giải quyết là:

+ Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: không quá 06 tháng. Cơ sở pháp lý: Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

+ Thời hạn kháng cáo, kháng nghị: Kháng cáo quyết định là 07 ngày, bản án là 15 ngày; kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày đối với quyết định, 15 ngày đối với bản án; kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày đối với quyết định, 01 tháng đối với bản án do Tòa án nhân dân ban hành. Cơ sở pháp lý: Điều 273, Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

+ Thời hạn chuẩn bị xét xử và đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm (trường hợp có kháng cáo, kháng nghị): 05 tháng. Cơ sở pháp lý: Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

+ Các thời hạn nêu trên là chưa tính các mốc thời gian Chánh án phân công thẩm phán giải quyết vụ án, chuyển hồ sơ/quyết định/bản án qua Viện kiểm sát, … Do đó, thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp đất đai trên thực tế có thể từ 01 năm trở lên và phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác.

3. Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai trên thực tế vô cùng phức tạp và khó khăn trong quá trình giải quyết. Để có thể nhận được bản án, quyết định của Tòa án xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với đất tranh chấp thì cần trải qua trình tự, thủ tục như sau:

1. Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận được đơn của cá nhân, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành các công việc sau:

– Xác minh yêu cầu giải quyết tranh chấp: Yêu cầu các bên cung cấp giấy tờ, tài liệu về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất mà mỗi bên đang nắm giữ, tìm hiểu, thẩm tra và xác minh dựa trên hồ sơ do ủy ban đang quản lý;

– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

– Tổ chức hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Bước 2: Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành

– Trường hợp hòa giải thành:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định.

– Trường hợp hòa giải không thành:

+ Một trong các bên được triệu tập lên hòa giải lần thứ hai nhưng vắng mặt thì Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành;

+ Các bên không thống nhất được phương án hòa giải hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

– Cơ sở pháp lý: Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP và khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

2. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên nộp đơn và tài liệu, chứng cứ chứng minh đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

– Nếu thuộc trường hợp giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương đương chứng minh là chủ sử dụng thì nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp;

– Nếu thuộc trường hợp không giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương đương chứng minh là chủ sử dụng thì được quyền lựa chọn một trong 02 cơ quan sau giải quyết:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai do người có thẩm quyền giải quyết thì gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

+ Trực tiếp nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 203 Luật Đất đai 2013.

4. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP), do đó, một bộ hồ sơ khởi kiện đầy đủ thì cần có các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Đơn khởi kiện;

– Căn cước công dân, giấy xác nhận nơi cư trú của người khởi kiện (bản sao y);

– Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã (bản sao y);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ tương đương (nếu có – bản sao y);

– Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh nguồn gốc đất, quá trình sử dụng;

– Giấy ủy quyền, căn cước công dân của người ủy quyền (bản sao y).

5. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai có thể chia thành 04 bước tương ứng với các khoản, được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Nghị định 148/2020/NĐ-CP)

Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiến hành thủ tục hòa giải

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Bước 2: Tổ chức cuộc họp hòa giải

Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 3: Lập biên bản hòa giải

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Bước 4: Kết quả hòa giải

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

6. Hòa giải tranh chấp đất đai tại tòa án?

Sau khi hòa giải tại UBND cấp xã không thành, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền, quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải ít nhất 02 lần như sau:

– Lần 01: Trước khi thụ lý vụ án:

Trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án sẽ tổ chức buổi hòa giải tại Tòa án theo quy định của Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

– Lần 02: Sau khi đã thụ lý vụ án.

Quá trình giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm, Tòa án sẽ tạo điều kiện cho các bên hòa giải để giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy, ngoài thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, pháp luật còn quy định về thủ tục hòa giải tại Tòa án để tạo điều kiện cho các bên tranh chấp thương lượng với nhau về việc giải quyết vụ án.

5/5 - (5 đánh giá)

Bảo mật thông tin của khách hàng
Tất cả vì quyền lợi khách hàng
CAM KẾT MỨC CHI PHÍ HỢP LÝ VÀ CẠNH TRANH

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00

Đặt lịch hẹn với luật sư ngay!

Hotline luật sư : 090 2077 959

Điện thoại: (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
vplsnguyenhung@gmail.com
·  Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00

Đội Ngũ Luật Sư & Cộng Sự

  • Luật sư Nguyễn Văn Hưng

    Luật Sư Nguyễn Văn Hưng

    Trưởng Văn Phòng
  • Luật sư Trần Hải Đức

    Luật Sư Trần Hải Đức

    Cộng sự
  • Th.s Luật Sư Phạm Hoàng Lâm

    THS Luật Sư Phạm Hoàng Lâm

    Cộng Sự
  • Luật sư Mai Song Hào

    Luật Sư Mai Song Hào

    Cộng Sự
  • Ths Luật Sư Lê Văn Quang

    THS Luật Sư Lê Văn Quang

    Cộng sự
  • THS Luật Sư Nguyễn Lê Tân Huy

    THS Luật Sư Nguyễn Lê Tân Huy

    Cộng Sự
  • Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thùy Dương

    Luật Sư Nguyễn Thị Thùy Dương

    Cộng sự
  • THS Luật Sư Tăng Văn Hoàng

    THS Luật Sư Tăng Văn Hoàng

    Cộng Sự
  • Luật Sư Hoàng Ngọc Quý

    Luật Sư Hoàng Ngọc Quý

    Cộng Sự
  • Chuyên viên pháp lý Nguyễn Nguyên Thành

    CN Nguyễn Nguyên Thành

    Chuyên Viên Pháp Lý