Đã cho con nuôi cha mẹ đẻ có đòi lại được không?

Đã cho con nuôi cha mẹ đẻ có đòi lại được không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc cho con người khác nuôi. Có thể là do vấn đề về kinh tế, cuộc sống hiện tại không phù hợp nuôi con, hoặc chuyện có con ngoài ý muốn, tuổi trẻ bồng bột,… Nhưng thực tế cũng có rất nhiều trường hợp sau một thời gian lại muốn đòi lại con. Vậy đã cho con nuôi cha mẹ đẻ có đòi lại được không? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.

Người được nhận làm con nuôi cần đạt những yếu tố gì?

Khi nhận con nuôi thì mọi người cần lưu ý con nuôi phải thuộc các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác (Nhà nước khuyến khích).
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì được nhận làm con nuôi trong trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên pháp luật không quy định được nhận làm con nuôi vì đã đủ tuổi trưởng thành, đủ năng lực hành vi dân sự có thể tự quyết định mọi việc, không cần có người giám hộ.
  • Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
  • Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
  • Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
  • Cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc (gia đình của những người có quan hệ huyết thống).
  • Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế (gia đình nhận trẻ em làm con nuôi) ở trong nước.

Cơ sở pháp lý: Điều 3, 4, 5, 8, 21 Luật Nuôi con nuôi.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi được pháp luật quy định thế nào?

Đối với người nhận con nuôi, pháp luật có quy định điều kiện như sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (tự mình quyết định, thực hiện các vấn đề liên quan đến mình, không bị mắc các bệnh về tâm thần làm hạn chế nhận thức, khả năng quyết định của bản thân, nôm na là trạng thái tinh thần minh mẫn);
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.
  • Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và không cần chứng minh tình trạng sức khỏe, kinh tế, chỗ ở khi nhận con nuôi.
  • Những người sau đây không được nhận con nuôi:

+ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

+ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Đang chấp hành hình phạt tù;

+ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cơ sở pháp lý: Điều 14 Luật Nuôi con nuôi.

Khi nào được thay đổi quyết định cho con nuôi?

Quyết định cho con nuôi được thay đổi trong các trường hợp:

  • Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
  • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.
  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
  • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
  • Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
  • Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
  • Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
  • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Cơ sở pháp lý: Điều 13, 25 Luật Nuôi con nuôi.

Những trường hợp cha mẹ đẻ đòi lại con đã cho con nuôi

Cha mẹ đẻ được quyền đòi lại con đã cho con nuôi trong các trường hợp sau:

  • Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.
  • Cha mẹ nuôi lợi dụng con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; nhằm mục đích bắt cóc, mua bán trẻ em.
  • Cha mẹ nuôi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
  • Cha mẹ nuôi lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • Phát hiện cha mẹ nuôi làm giả giấy tờ để đủ điều kiện nhận con nuôi.
  • Con nuôi đã thành niên có mong muốn trở về với gia đình gốc và được cha mẹ nuôi đồng ý, tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Cơ sở pháp lý: Điều 13, 25 Luật Nuôi con nuôi.

Hy vọng bài viết này quý đọc giả đã có lời giải đáp cho thắc mắc “đã cho con nuôi cha mẹ đẻ có đòi lại được không?“. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá