090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Hệ thống pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa như thế nào?

Hệ thống pháp luật là gì? Đặc điểm của hệ thống pháp luật như thế nào? Cấu trúc và ý nghĩa của hệ thống pháp luật ra sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng chia sẻ một cách ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Hệ thống pháp luật là gì?

Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật có sự liên kết, tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Hệ thống pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa như thế nào?
Hệ thống pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa như thế nào?

Đặc điểm của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau:

– Giữa các thành tố của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với nhau: điều này biểu hiện ở sự gắn bó khăng khít với nhau giữa các quy định pháp luật, các nguồn pháp luật với nhau và với các thành tố khác của hệ thống pháp luật.

– Giữa các thành tố của hệ thống pháp luật có sự tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

– Hệ thống pháp luật luôn vận động thay đổi, phát triển cho phù hợp với thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để đáp ứng việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội ở mỗi thời kỳ.

Cấu trúc của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài:

– Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành luật lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh.

– Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Ý nghĩa của hệ thống pháp luật

Đối với hoạt động xây dựng pháp luật

Xuất phát từ tính hệ thống của pháp luật, các quy định pháp luật mới được ban hành phải có sự thống nhất với các quy định pháp luật khác, đảm bảo sự thống nhất nội tại giữa các quy phạm pháp luật. Tránh trường hợp quy định hay nguồn pháp luật của hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất sẽ làm cho tính khả thi thấp, khó áp dụng thực tiễn.

Đối với hoạt động thực hiện pháp luật

Do tính hệ thống của pháp luật nên việc thực hiện quy định pháp luật này sẽ là tiền đề, điều kiện để thực hiện các quy định pháp luật có liên quan khác.

Đối với hoạt động đào tạo nghề luật

Với mỗi hệ thống pháp luật cần một phương pháp đào tạo nghề luật khác nhau. Việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật phải căn cứ vào những đặc điểm của hệ thống pháp luật quốc gia, cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Hệ thống pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa như thế nào?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00