090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Không cứu giúp người khác bị tai nạn giao thông phạm tội gì?

Trường hợp gặp người khác bị tai nạn giao thông mà không cứu giúp do sợ liên lụy và bị lừa thì có bị phạt gì không? Bài viết này Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp về tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định theo luật mới nhất?

Tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định thế nào theo luật mới nhất?

Để phân tích tội này, trước tiên phải hiểu được thế nào là “trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” và “không cứu giúp người khác”.

Trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của một người khi đứng trước tình huống bị đe dọa về mạng sống, cần phải được cứu giúp ngay lập tức hoặc cần được cấp cứu như: rơi xuống sông nhưng không biết bơi, bị tai nạn nặng nhưng chưa được đưa đi cấp cứu,….

Không cứu giúp người khác trong trường hợp này là khi bản thân có thể có điều kiện để cứu giúp nhưng không cứu giúp, bỏ mặc nạn nhân, làm cho tình trạng xấu đi và nạn nhân tử vong.

Tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù hoặc còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một khoản thời gian.

Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Dấu hiệu pháp lý của tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Chủ thể của tội phạm

Bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên có hành vi cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mặt chủ quan

Đối với tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì người phạm tội có thể thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp, họ không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng họ lại bỏ mặc hậu quả xảy ra.

Khách thể của tội phạm

Tội không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đã gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác. Có thể nói, khách thể của tội này chính là quyền được sống của con người được quy định tại Hiến pháp, người phạm tội đã không tôn trọng, tuân thủ quyền này.

Mặt khách quan

Hành vi

Người phạm tội có hành vi là không hành động. Tức là, mặc dù có khả năng, điều kiện để thực hiện hành vi cứu giúp, hỗ trợ nạn nhân nhưng người phạm tội lại không có bất kỳ hành động cứu giúp nào do sợ gặp rắc rối, phiền phức, hiểu nhầm hay những định kiến lạc hậu,…

Người phạm tội có khả năng, điều kiện để cứu giúp là người phạm tội có thể nhìn thấy, cảm nhận được tình trạng nguy hiểm của nạn nhân, có thể phỏng đoán hoặc bằng kiến thức, trình độ chuyên môn.

Hậu quả

Hậu quả của tội này là nạn nhân bị chết vì sự bỏ mặc, không cứu giúp của người phạm tội. Nếu nạn nhân không chết, chỉ bị thương tích thì người phạm tội không cấu thành tội này.

>> Xem thêm: Hình phạt tội đe dọa giết người được pháp luật quy định thế nào?

Hình phạt tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và chi tiết các khung hình phạt như sau:

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Không cứu giúp người khác bị tai nạn giao thông có bị phạt?
Không cứu giúp người khác bị tai nạn giao thông có bị phạt?

Không cứu giúp người khác bị tai nạn giao thông do sợ bị liên lụy thì có phạm tội không?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, thì hành vi không cứu giúp người khác bị tai nạn giao thông do sợ bị liên lụy có thể bị truy tố.

Cụ thể, tại thời điểm xảy ra tai nạn giao thông, người này đang có mặt ở hiện trường và nhận biết được tính mạng của người bị tai nạn đang nguy cấp, xung quanh không có ai. Vì sợ liên lụy mà bỏ mặc, không gọi xe cấp cứu hoặc không truy hô tìm sự trợ giúp xung quanh mà làm ngơ bỏ đi, hậu quả là người bị tai nạn chết thì người này có thể sẽ bị truy tố về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu còn vấn đề mà quý khách còn chưa rõ cần được tư vấn giải đáp từ luật sư. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00