090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Pháp chế là gì? Nguyên tắc pháp chế được quy định như thế nào?

Khái niệm pháp chế là gì? Những tiêu chuẩn, chế độ người làm công tác pháp chế là gì? Nguyên tắc pháp chế được quy định như thế nào tại Hiến Pháp. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp chi tiết và dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Pháp chế là gì?

Pháp chế là thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội, từ trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động sinh hoạt của mọi chủ thể pháp lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Pháp chế là gì?
Pháp chế là gì?

Người làm công tác pháp chế là ai?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, người làm công tác pháp chế gồm:

  • Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
  • Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế.

Căn cứ Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP Điều 12. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế:

  • Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên. Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định này là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
  • Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
  • Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế.

Nguyên tắc pháp chế được quy định như thế nào tại Hiến pháp

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Do đó, pháp luật quy định cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Tránh tình trạng lạm quyền, tham nhũng làm ảnh hưởng đến uy tín nhà nước.

– Những người trực tiếp thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước phải nghiêm chỉnh theo pháp luật.

– Tăng cường kiểm tra, giám sát cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

Xem thêm: Thể chế là gì?

Phòng pháp chế là bộ phận như thế nào?

Chức năng chủ yếu của phòng pháp chế:

– Nghiên cứu, tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý đơn vị, cho doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến pháp luật trong quá trình hoạt động hoặc khi cần thiết.

– Khi được uỷ quyền có thể đại diện hoặc đề xuất cá nhân tham gia các hoạt động tố tụng, hành chính với cơ quan có thẩm quyền.

– Cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý để kịp thời áp dụng, thay đổi các quan hệ pháp lý phù hợp.

Pháp chế và pháp luật
Pháp chế và pháp luật

Phân biệt pháp chế và pháp luật

– Pháp chế có thể bao gồm cả pháp luật và pháp lý nếu mang ý nghĩa nhà nước. Nhưng nếu mang ý nghĩa ngành thì chỉ bao gồm những quy định ngành và việc vận dụng các quy định. Pháp chế để chỉ tình trạng xã hội khi pháp luật được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

– Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00