Khái niệm thể chế là gì, thể chế chính trị là gì, có mấy loại, cơ cấu ra sao? Tìm hiểu về tính chất và đặc điểm của thể chế chính trị nước ta. Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu trong bài viết sau đây.
Thể chế là gì?
Thể chế là tổng hợp các quy định, luật lệ như: Hiến pháp, các bộ luật, các chế định,…. có tính bắt buộc. Được dùng để chi phối, định hướng cho sự phát triển của một chế độ xã hội.
Thể chế chính trị là gì?
Thể chế chính trị chính là bộ máy tổ chức nhà nước. Nhà nước sẽ chọn một hình thức chế độ để xây dựng bằng những quy định, điều luật nhằm điều chỉnh và quản lý xã hội.
Các loại thể chế
Thể chế chính thức
Thể chế chính thức là hệ thống pháp chế mang tính bắt buộc hay còn gọi là “Pháp trị”
Thể chế phi chính thức
Thể chế phi chính thức là thể hiện đạo đức, lối sống thường ngày của con người được hình thành thông qua dư luận xã hội. Là những quy tắc bất thành văn, phải tuân theo mặc dù chưa có văn bản quy phạm.
Cơ cấu của thể chế chính trị là gì?
Thể chế chính trị được hình thành bởi 03 yếu tố:
– Hệ thống pháp luật, các quy tắc điều chỉnh hành vi xã hội, các hành vi được pháp luật thừa nhận.
– Các chủ thể thực hiện và quản lý xã hội.
– Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội.
Xem thêm: Pháp chế là gì?
Tính chất và đặc điểm của thể chế chính trị Việt Nam
– Thể chế chính trị Việt Nam xét về tính chất, bản chất là đang hướng tới một thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.
– Thể chế chính trị Việt Nam có sự thay đổi và phát triển từ chế độ Cộng hoà dân chủ đến Cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Xác lập nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
– Việt Nam chọn chế độ chính trị nhất nguyên và một Đảng, không tam quyền phân lập. Nhân dân uỷ quyền cho nhà nước thực hiện việc xây dựng và kiểm soát.
Các thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống chính trị nước ta gồm: Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.
– Đảng Cộng sản có vai trò lãnh đạo, cầm quyền.
– Nhà nước: Quản lý, điều hành thông qua luật, đường lối chính sách và quan điểm của Đảng.
– Mặt trận và các đoàn thể: Vận động quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Bao gồm 03 tổ chức: Đảng, Nhà nước và Mặt trận (các tổ chức đoàn thể nằm trong mặt trận), cụ thể: – Đảng – Nhà nước – Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam – Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam – Hội nông dân Việt Nam – Hội cựu chiến binh