Gây rối trật tự công cộng là hành vi gì? Yếu tố cấu thành tội phạm tội gây rối trật tự công cộng như thế nào? Tội gây rối trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào? Hành vi tạt sơn và chất bẩn vào nhà người khác có phải tội gây rối trật tự công cộng không? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Gây rối trật tự công cộng là hành vi gì?
Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở những nơi công cộng.
Yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng
Mặt khách quan
Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người. Mặt khách quan của hành vi gây rối mất trật tự công cộng bao gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học,…cụ thể như làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng; dùng lời lẽ bất lịch sự, xúc phạm người khác;…
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người…
Khách thể
Khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Đó chính là trật tự, an toàn công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.
Chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
>>> Xem thêm bài viết: Tội cố ý gây thương tích theo quy định của bộ luật hình sự mới nhất
Tội gây rối trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào?
Nếu người nào gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác mà chưa bị xử phạt hành chính thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 7 NĐ144/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, tội gây rối trật tự công cộng còn được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, ta thấy được hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính hoặc cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, còn nếu nặng hơn thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Giải đáp câu hỏi bạn đọc về tội gây rối trật tự công cộng
Câu hỏi: Thưa luật sư, dạo gần đây tình trạng tạt sơn và chất bẩn vào nhà người khác xảy ra rất phổ biến. Vậy tạt sơn và chất bẩn vào nhà người khác có phải hành vi gây rối trật tự công cộng không? Hành vi này có bị xử phạt như thế nào? Nếu gặp phải trường hợp này thì người bị hại nên làm gì?
Trả lời: Chào bạn. Hành vi tạt sơn và chất bẩn vào nhà người khác không chỉ làm bẩn nhà bạn mà nó còn mất mỹ quan của khu phố, ảnh hưởng đến nhữung gia đình xung quanh. Nếu người đó chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng thì sẽ bị phạt hành chính với số tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 7 NĐ144/2021/NĐ-CP. Còn nếu đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi này thì người đó sẽ phải chịu phạt theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017. Tùy trường hợp mà mức khung hình phạt sẽ tăng thêm.
Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khi gặp trường hợp này, bạn nên báo với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời. Nên hạn chế gặp người đó để tránh kích động người xấu.
Bài viết trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về tội gây rối trật tự công cộng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.