090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Hướng dẫn 2 cách tra cứu tình trạng hôn nhân online

Tình trạng hôn nhân được xem là một loại tài liệu quan trọng giúp quản lý, bảo vệ quyền lợi và tài sản của các cá nhân. Hiện nay có nhiều cách để tra cứu tình trạng hôn nhân online hoặc trực tiếp. Bài viết dưới đây Luật Nguyễn Hưng sẽ hướng dẫn 2 cách tra cứu tình trạng hôn nhân online nhanh chóng và chính xác, cùng theo dõi nhé.

Mục đích của việc tra cứu tình trạng hôn nhân là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Việt Nam chỉ công nhận chế độ hôn nhân “một vợ một chồng”. Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác là hành vi bị pháp luật cấm. Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì một trong các điều kiện để được đăng ký kết hôn là người đó đang độc thân.

Căn cứ Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, nếu ai vi phạm chế độ hôn nhân, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo các quy định trên, việc tra cứu tình trạng hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết, bởi vì:

– Đối với nam/nữ khi muốn tìm hiểu, tiến đến hôn nhân thì có thể biết người đó đã có vợ hoặc chồng hay chưa, tránh trường hợp bản thân có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tùy mức độ thì sẽ bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ có một người thực hiện thì cần thông báo cho người còn lại biết hoặc để xác định đó có phải là tài sản riêng hay không để tránh phát sinh tranh chấp về sau.

Việc tra cứu trên mạng nêu trên chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý. Khi thực hiện các giao dịch tại các cơ quan, tổ chức (ví dụ: Văn phòng công chứng) thì cần phải có văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

– Đối với cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn thì có thể quản lý, kiểm tra nam/nữ đến đăng ký kết hôn có đủ điều kiện theo quy định pháp luật hay không, không giới hạn phạm vi địa giới hành chính. Điều này còn giúp giảm thời gian xác minh tình trạng hôn nhân tại nơi đăng ký thường trú và tạm trú của người yêu cầu xác nhận trong trường hợp người này cư trú ở nhiều nơi.

Có thể tra cứu tình trạng hôn nhân online của người khác không?

Hiện nay, việc tra cứu tình trạng hôn nhân qua mạng bắt buộc phải đăng nhập vào các tài khoản dịch vụ công (được Cơ quan Nhà nước định danh bằng CCCD hoặc CMND) hoặc phần mềm quản lý hộ tịch (dành cho cán bộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền truy cập). Do đó, chỉ những ai có tài khoản (bao gồm có tên tài khoản, mật khẩu) thì mới đăng nhập vào để tra cứu thông tin.

– Đối với tài khoản dịch vụ công: Mỗi người chỉ có một tài khoản do cơ quan công an quản lý. Khi đăng nhập vào tài khoản thì chỉ hiện thông tin (dữ liệu cá nhân) của chủ tài khoản.

– Đối với phần mềm quản lý hộ tịch: Cán bộ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có quyền truy cập và tra cứu thông tin hộ tịch của công dân, căn cứ Công văn số: 237/CNTT-PM&CSDL do Cục Công nghệ thông tin của Bộ Tư pháp gửi các Sở Tư pháp để biết và chỉ đạo công chức tư pháp – hộ tịch nghiên cứu, triển khai.

Vì vậy, không thể tra cứu tình trạng hôn nhân của người khác qua mạng nếu không có thông tin CCCD/CMND và mật khẩu đăng nhập tài khoản của người đó hoặc của công chức tư pháp – hộ tịch.

Tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng CMND/CCCD trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an

Bước 1: Tìm kiếm trang thông tin, sử dụng hệ thống Cổng dịch vụ công của Bộ Công an về dân cư quốc gia.

https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn

Tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng CMND/CCCD trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an
Tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng CMND/CCCD trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an

Bước 2: Đăng nhập hoặc đăng ký (nếu chưa có) tài khoản hoặc có thể lựa chọn sử dụng tài khoản VneID/Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, bấm chọn mục “Tra cứu hồ sơ” trên màn hình.

Bước 4: Bấm chọn mục “Thông tin công dân”. Ngoài thông tin “tình trạng hôn nhân” thì tất cả thông tin cá nhân, gia đình (thông tin cư trú cũng như thông tin CCCD/CMND của từng thành viên trong hộ) của chủ tài khoản cũng được thể hiện tại đây.

Tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng phần mềm Quản lý hộ tịch

Cái này em không là đối tượng được cấp tài khoản nên không truy cập vào tham khảo được, em copy trên mạng nha anh:

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống phần mềm quản lý hộ tịch

https://dangnhapdientu.moj.gov.vn/passportv3/login;jsessionid=7B1F39C7C894568D1D87BA5D73132709?appCode=QLHT&service=https%3A%2F%2Fhotichdientu.moj.gov.vn

Tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng phần mềm Quản lý hộ tịch
Tra cứu tình trạng hôn nhân online bằng phần mềm Quản lý hộ tịch

Bước 2: Chọn “Hồ sơ trực tuyến”

Trên trang chủ, bấm chọn mục “Hồ sơ” và sau đó chọn thư mục con “Hồ sơ trực tuyến”.

Bước 3: Tìm hồ sơ đăng ký theo mục

Trong thư mục “Hồ sơ trực tuyến,” có ba loại mục chính để bạn lựa chọn:

– Thư mục Loại đăng ký: Tìm mục “Xác nhận tình trạng hôn nhân”.

– Thư mục Người yêu cầu: Nhập tên người cần kiểm tra.

– Thư mục Đối tượng: Thông tin sẽ tự động hiển thị nếu thông tin ở hai mục trước đã chính xác.

Bước 4: Chọn hồ sơ cần kiểm tra

Sau khi đã nhập thông tin cần thiết, danh sách các hồ sơ liên quan sẽ hiện ra. Bạn có thể nhấp vào hồ sơ cần kiểm tra nếu tên người đó đã trùng với thông tin đã nhập.

Bước 5: Xem tình trạng hôn nhân

Nếu hồ sơ đã đúng, bạn nhấn vào mục “Xem” để xem kết quả kiểm tra tình trạng hôn nhân của người đó.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Tuy nhiên, trong trường hợp không có nơi thường trú nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch có cư trú tại Việt Nam, khi có yêu cầu thì cũng được giải quyết cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bao nhiêu tuổi thì xin được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?

Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi nam/nữ muốn đăng ký kết hôn phải đủ tuổi theo quy định pháp luật, cụ thể: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Do đó, để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì nam/nữ phải đạt độ tuổi đủ điều kiện kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về 2 cách tra cứu tình trạng hôn nhân online. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00