090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Luật sư là gì? Nguyên tắc hành nghề và vai trò của Luật sư

Khái niệm Luật sư là gì? Điều kiện và quy trình để trở thành Luật sư tại Việt Nam như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của Luật sư ra sao? Vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay là gì? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Luật sư là gì?

Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Luật sư là gì?
Luật sư là gì?

Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua các hình thức:

+ Tham gia tố tụng.

+ Đại diện pháp luật ngoài tố tụng.

+ Tư vấn pháp luật.

+ Cung cấp các dịch vụ pháp lý khác.

Luật sư cố vấn là gì?

Luật sư cố vấn là những người chuyên tư vấn, tìm kiếm những mặt hạn chế trong một lĩnh vực hay hoạt động pháp luật nào đó nhằm đưa ra những biện pháp, định hướng giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

Luật sư biện hộ là gì?

Luật sư biện hộ sẽ thực hiện việc bào chữa, bênh vực khách hàng, thân chủ của mình bằng cách dùng lời nói, lý lẽ hay các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

>> Xem thêm: Luật gia là gì? Điểm khác biệt giữa Luật gia và Luật sư?

Nguyên tắc hành nghề của Luật sư

Nguyên tắc hành nghề của Luật sư được quy định cụ thể tại Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012:

Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam[4].
  • Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
  • Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Như vậy, Luật Luật sư đã quy định những nguyên tắc hành nghề luật sư tương đối khái quát, yêu cầu chung cho người hành nghề luật sư.

Điều kiện và quy trình để trở thành Luật sư tại Việt Nam

Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là trên 6 năm (hoặc dài hơn) vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học, tập sự, kiểm tra theo quy định, cụ thể điều kiện và quy trình để trở thành Luật sư như sau:

Điều kiện để trở thành Luật sư

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư thì tiêu chuẩn để trở thành luật sư là: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư“.

Như vậy, để trở thành Luật sư cần các điều kiện cơ bản sau:

  • Là công dân Việt Nam;
  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
  • Có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng cử nhân Luật;
  • Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư;
  • Đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư.

>> Xem thêm: 32 quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam

Quy trình để trở thành Luật sư

Điều 11 Luật Luật sư quy định về điều kiện hành nghề luật sư, theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

Như vậy, để trở thành Luật sư tại Việt Nam, mỗi người đều phải trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây:

  • Có bằng cử nhân Luật: Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.
  • Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư: Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
  • Tập sự hành nghề Luật sư: Khoản 1 Điều 14 Luật Luật sư quy định người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư, trừ các trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề theo quy định tại Điều 16 của Luật Luật sư.
  • Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư: Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư.
  • Hành nghề Luật sư: Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

>> Xem thêm: Muốn tìm Luật sư giỏi hãy xem ngay 6 cách nhận biết sau đây

Quyền và nghĩa vụ của Luật sư

Luật sư ở Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo Luật Luật sư. Trước hết, Luật sư phải có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 và các điều cấm quy định tại Điều 9 Luật Luật sư. Thêm vào đó, quyền, nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại Điều 21 Luật Luật sư như sau:

Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư:

Luật sư có các quyền sau đây:

a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.

Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;

b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;

đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Vai trò của luật sư tại Việt Nam
Vai trò của luật sư tại Việt Nam

Vai trò của Luật sư ở Việt Nam hiện nay

Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, có vai trò quan trọng nhất là trợ giúp pháp lý, thể hiện thông qua các hoạt động sau:

Trong lĩnh vực tham gia tố tụng

Luật sư tham gia hoạt động tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khác của đương sự trong các vụ việc dân sự, hành chính; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, lợi ích liên quan trong vụ án hình sự; là người bào chữa, của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,…

>> Tham khảo: Dịch vụ luật sư tranh tụng tại Tòa án uy tín chuyên nghiệp – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.

Trong lĩnh vực đại diện ngoài tố tụng

Luật sư sẽ cùng khách hàng hoặc thay mặt khách hàng làm việc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các vụ việc liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Thông thường, luật sư tham gia đại diện ngoài tố tụng thể hiện trong các lĩnh vực như Hành chính, Lao động, khiếu nại…

Tư vấn pháp luật

Trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, luật sư tham gia tư vấn cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình: tư vấn hợp đồng, tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác,…thông qua hoạt động hướng dẫn, giải đáp; đưa ra các ý kiến và hướng giải quyết; cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc; Giúp soạn thảo đơn từ…

Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý khác

Cung cấp dịch vụ pháp luật khác là việc luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Vai trò khác

Ngoài việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật, Luật sư còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động sau:

Luật sư trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động tác xây dựng pháp luật.

Luật sư với tư cách là độc lập, đứng ở giữa với nhà nước với nhân dân. Họ là những người gần gũi, có cơ hội được gần người dân, hiểu người dân, do đó khi họ hiểu pháp luật thế nào thì sẽ tuyên truyền cho người dân một cách dễ hiểu nhất. Từ đó tạo nên nhiều ý kiến trái chiều về pháp luật. Luật sư không đứng cùng phía với Nhà nước để Nhà nước nhận ra được sự hạn chế của pháp luật để có hướng điều chỉnh cho đúng, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.

Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, góp ý bằng văn bản, tham gia ý kiến tại các cuộc họp của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố để góp ý đối với các dự án luật và văn bản dưới luật trong quá trình soạn thảo. Phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực tiễn hoạt động luật sư trong khuôn khổ hoạt động giám sát chấp hành pháp luật của các Đoàn công tác của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân Thành phố,…

Hy vọng bài viết này, giúp Quý độc giả hiểu hơn về “Luật sư là gì? Nguyên tắc hành nghề và vai trò của Luật sư“. Nếu quý khách còn vướng mắc các vấn đề về pháp lý khác hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật. Hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ.

5/5 - (2 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00