090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác có bị xử phạt không?

Thông tin cá nhân là gì? Vấn đề thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người khác được quy định thế nào? Hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào? Làm gì khi thông tin cá nhân bị lộ và bị rao bán? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Nguyễn Hưng để biết thêm thông tin chi tiết.

Thông tin cá nhân là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước giải thích thì khái niệm “Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.”

Hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử lý như thế nào?
Hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử lý như thế nào?

Quy định về việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người khác

Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do đó, không được sử dụng thông tin cá nhân của người khác để phục vụ tư lợi cá nhân. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Ví dụ trong trường hợp Cơ quan nhà nước thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường mạng phải thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Công nghê thông tin và các quy định khác có liên quan.

Tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên internet hiện nay

Hiện nay, không ai còn xa lạ với việc bị một hay nhiều số điện thoại lạ gọi đến mời chào mua sản phẩm, họ biết sẵn tên tuổi, ngày tháng năm sinh hay biết cả địa chỉ cư trú. Việc thông tin cá nhân bị tiết lộ nhiều nơi khiếu không ít người hoang mang, lo lắng, có những người cảm thấy bực bội, khó chịu vì bị làm phiền quá nhiều. Dễ thấy hơn là việc “data người dùng” bị rao bán tràn lan trên google hay các trang mạng xã hội phổ biến. Họ phân chia sẵn từng nhóm data cho từng lĩnh vực khác nhau, người mua có thể dễ dàng lựa chọn đúng nhu cầu của mình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì hầu như chưa có doanh nghiệp nào phải chịu trách nhiệm về việc để rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng mặc dù đã có quy định chế tài, vì thế trách nhiệm bảo mật còn chưa cao, ngay cả khách hàng bị tiết lộ thông tin có khi còn không quan tâm và xem nhẹ sự nguy hiểm của việc thông tin cá nhân của mình bị tiết lộ, góp phần cho việc mua bán thông tin cá nhân ngày càng nhiều vì những người tiết lộ thông tin cá nhân của người khác không biết sợ, thậm chí là coi đó như một công việc kinh doanh để thu lợi cho mình.

>> Xem thêm: Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị xử lý như thế nào?

Hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt như thế nào?

Hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác là hành vi cấm, người có hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Tại khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, thì hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể chịu các hình thức xử phạt bổ sung và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

– Tại Điều 159 Bộ luật Hình sự quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn tư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác và Điều 288 Bộ luật Hình sự quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Tùy vào hành vi và cấu thành tội phạm, thì người có hành vi phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với loại tội khác nhau.

Làm gì khi thông tin cá nhân bị lộ và bị rao bán?

Đầu tiên, người dùng cần xác định rõ thông tin cá nhân nào của mình bị rò rỉ sau đó mới biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Mỗi thông tin cá nhân sẽ có các tổ chức, cơ quan quản lý khác nhau.

Ví dụ những thông tin cá nhân quan trọng trên Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân bị rò rỉ thì người dung nên liên hệ với cơ quan công an gần nhất. Tài khoản ngân hàng, giao dịch ngân hàng bị rò rỉ thì người dùng cần báo ngay cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà mình đang nghi ngờ bị rò rỉ và yêu cầu khóa thẻ để đảm bảo an toàn. Các biện pháp phải thật nhanh để tránh tối đa sự thiệt hại cho người dùng.

Trên đây là chia sẻ về vấn đề “hành vi mua bán thông tin cá nhân của người khác bị xử lý như thế nào?“. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần sự giải đáp hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00