Môi giới hối lộ là hành vi gì? Tội môi giới hối lộ được quy định như thế nào trong bộ luật hình sự hiện hành? Dấu hiệu pháp lý của tội phạm và mức phạt tội môi giới hối lộ chi tiết theo điều 356 Bộ luật hình sự? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Môi giới hối lộ là hành vi gì?
Môi giới được xem là hành vi làm trung gian, tạo điều kiện để các bên có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc với nhau nhằm mục đích tạo nên những mối quan hệ hoặc giúp các bên đạt được những nhu cầu lợi ích của họ.
Môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian, tạo điều kiện để các bên thỏa thuận, thực hiện được hành vi đưa và nhận hối lộ. Người môi giới hối lộ có thể trực tiếp có mặt trong các lần đưa nhận hối lộ của các bên hoặc có thể chỉ là trung gian để các bên liên lạc, đưa và nhận hối lộ thay,…
Tội môi giới hối lộ được quy định như thế nào trong bộ luật hình sự hiện hành
Tội môi giới hối lộ được xem là hành vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội, cần phải được điều chỉnh bởi pháp luật Hình sự. Tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015.
“Điều 365. Tội môi giới hối lộ
Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm tội môi giới hối lộ
Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này không phải là chủ thể đặc biệt. Bất kỳ ai có hành vi vi phạm cấu thành tội môi giới hối lộ, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên thì đều có thể là chủ thể của tội này.
Về khách thể của tội phạm
Người phạm tội xâm hại trực tiếp đến tính đúng đắn trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức; giảm niềm tin của nhân dân.
Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến tính khách quan khi giải quyết vụ việc, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các cá nhân liên quan.
Về mặt khách quan của tội phạm
Người môi giới hối lộ thực hiện hành vi môi giới giữa người đưa hối lộ và nhận hối lộ thông các quá hành vi như:
– Người môi giới chủ động liên hệ với các bên, sắp xếp thời gian thuận tiện, địa điểm để bên đưa và nhận hối lộ gặp nhau;
– Người môi giới trực tiếp có mặt trong buổi tiếp xúc giữa các bên, chứng kiến hoặc tham gia vào việc thỏa thuận của các bên,…
– Người môi giới hối lộ có thể gặp bên nhận hoặc đưa hối lộ để trao đổi trước về ý chí, mong muốn của các bên để đưa ra những điều kiện thỏa thuận thăm dò.
Về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội môi giới hối lộ thực hiện với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn cố ý thực hiện nhằm vụ lợi cá nhân hoặc có động cơ lợi ích khác.
Mức phạt đối với tội môi giới hối lộ mới nhất theo Bộ luật hình sự
Mức phạt đối với tội môi giới hối lộ tùy vào mức độ thực hiện hành vi của người phạm tội và giá trị hối lộ. Tội môi giới hối lộ có 04 khung hình phạt chính với mức phạt khung thấp nhất là phạt tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
Khung 1: Người phạm tội bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Lợi ích phi vật chất.
Khung 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu giá trị hối lộ từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
Khung 4: phạt tù từ 08 năm đến 15 năm nếu giá trị hối lộ 1.000.000.000 đồng trở lên;
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Trường hợp, người môi giới chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về tội môi giới hối lộ. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.
Trân trọng ./.