Ngày nay, mỗi quốc gia đều phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật nhằm hướng xã hội theo mục đích mà giai cấp cầm quyền mong muốn. Trong hệ thống pháp luật bao gồm nhiều ngành luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vậy ngành luật là gì? Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Ngành luật là gì?
Ngành luật là hệ thống các văn bản quy định pháp luật để điều chỉnh từng nhóm quan hệ xã hội tương ứng. Mỗi ngành luật đều có có vai trò nhất định và có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở Việt Nam.
Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật hiến pháp (Constitutional Law)
Luật hiến pháp là ngành luật quan trọng nhất của Việt Nam vì tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của Luật hiến pháp và không được trái với Hiến pháp.
Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật điển hình trong ngành Luật hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp 2013 điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất gắn liền với việc tổ chức quyền lực nhà nước.
Luật dân sự (Civil Law)
Luật dân sự là ngành luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân. Nội dung chính của luật dân sự bao gồm các quy định về: quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, quyền và nghĩa vụ trong các loại hợp đồng dân sự, quyền thừa kế,…
Luật hình sự (Criminal Law)
Luật hình sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xác định những hành vi được coi là tội phạm, các loại tội phạm, các hình phạt đối với các chủ thể có hành vi phạm tội.
Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
Luật tố tụng hình sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh các cơ quan tiến hành tố tụng, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và quá trình kiểm sát việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự.
Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
Luật tố tụng dân sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc dân sự.
Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc kết hôn giữa nam và nữ. Trong đó bao gồm: điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, nghĩa vụ của cha mẹ và con cái nhằm đảm bảo hôn nhân tự do, tiến bộ, bảo vệ quyền lợi của trẻ em,…
Xem thêm: Hệ thống pháp luật là gì? Đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa như thế nào?
Luật kinh tế (Economic Law)
Luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ của tổ chức kinh tế trong các quan hệ phát sinh khi hoạt động. Có thể kể tới như quá trình thành lập tổ chức kinh tế, quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp cũng như giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh.
Luật tài chính (Finance Law)
Luật tài chính tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội của các Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
Luật đất đai (Land Law)
Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Trong đó, quy định về quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Luật hành chính (Administrative Law)
Luật hành chính là ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước đối với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội.
Luật lao động (Labour Law)
Luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động. Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật về luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động.
Luật quốc tế (International Law)
Luật quốc tế bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các nước thông qua việc thoả thuận giữa các quốc gia với nhau nhằm đạt được các mục đích mà các quốc gia nhắm tới.
Các ngành luật khác
Ngoài các ngành luật nói trên, hệ thống Việt Nam còn nhiều ngành luật khác điều chỉnh các mối quan hệ khác. Có thể kể tới như như: Luật an sinh xã hội (điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội nhằm giải quyết các quyền lợi của người dân); luật môi trường (điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc quản lí, bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường nhằm bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển xã hội);….
Như vậy, bài viết nêu trên đã nêu khái quát về một số ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong tương lai, khi xã hội ngày càng phát triển sẽ kéo theo các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và sự ra đời của các ngành luật mới sẽ kịp thời giải quyết các vấn đề pháp lý xoay quanh các quan hệ trên.Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.