Người đang bị tạm giam, tạm giữ có được gặp người thân không? Chế độ gặp người bị tạm giam, tạm giữ được pháp luật quy định như thế nào? Mẫu đơn xin gặp người tạm giam, tạm giữ soạn ra sao? Những trường hợp nào không được gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết này.
Tạm giam, tạm giữ có được gặp người nhà không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Như vậy, người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được gặp người nhà nhưng số lần gặp và thời gian gặp bị hạn chế theo quy định của pháp luật.
Chế độ thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ được pháp luật quy định thế nào?
Đối tượng thăm gặp:
Thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự là những trường hợp được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam.
Thời gian thăm gặp:
Theo khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, khoản 4 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
Giấy tờ xuất trình khi thăm gặp:
Căn cứ Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì:
– Đối với thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam:
Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ.
– Đối với người bào chữa:
Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.
– Đối với tiếp xúc lãnh sự:
Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo.
Quy định gửi quà cho người bị tạm giam
Khoản 2 Điều 27 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định:
– Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần.
– Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng.
Lưu ý:
+ Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.
+ Các loại quà mà thân nhân người bị tạm giam được gửi gồm: Tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm).
Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam, tạm giữ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ/TẠM GIAM
Kính gửi: Giám thị trại giam ………………………………..………………………………….…………….……………………………….
Tên tôi là:………………………………….…………….……..………………………………….…………….……………………………….
Sinh ngày……../………/…..………..………………………………….…………….……………………………………………………………….
CMND /Hộ chiếu số:……………………..cấp ngày..…/…./……..nơi cấp:………………………………………………………………………
Nơi ĐKTT:……………………………………………..……………….………..……………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………….……………………………………………………………
Nghề nghiệp : ………………………………………………………………..…….………………………………………………………………..
Xin gặp người bị tạm giữ/tạm giam:
Họ và tên: ……………………………….…………..………………………………………………………………………………………………………..
Sinh ngày….……/…….…/….……………………………………………………………………………………………………………………………………
Nơi ĐKTT:………………………………………….……………………………………………………………………………………………………
Họ và tên cha:………………………………..…….…………………………………………………………………………………………………..
Họ và tên mẹ:…………….……..………………….…………………………………………………………………………………………………..
Hành vi phạm tội:……………………………………..………………………………………………………………………………………………..
Bắt ngày: ………./………../………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày …..…../..……../………..………………………………………………………………………………………………
Quan hệ với người xin được gặp:……………………………………………………………………………………………………………………..
Lý do gặp:………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Những người cùng đi xin gặp người bị tạm giữ/tạm giam (ghi họ tên, số CMND, cấp ngày, tháng, năm, nơi cấp, quan hệ với người xin được gặp):
…………………………………………………………………………..….……………………………………………………..….…………
……………………………………………………………………………………………………………………………………..….…………
…………………………………………………………………………….……..………………………………………………..….…………
………………………………………………………………………….……………..…………………………………………..….…………
Tôi xin cam đoan chấp hành đúng các quy định của pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỤ LÝ (Ký, ghi rõ họ tên) |
…………..ngày……..tháng……..năm 2022
NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA GIÁM THỊ TTG/TRƯỞNG NTG (Ký, ghi rõ họ tên) |
Xem thêm: Dịch vụ luật sư hình sự tại TpHCM chuyên tư vấn, tham gia tố tụng, bào chữa cho bị can/ bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho người bị hại tại các cấp Tòa án.
Những trường hợp không được gặp người bị tạm giam, tạm giữ
Khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về trường hợp không được gặp người bị tạm giam, tạm giữ như sau:
“4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:
a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.”
Trên đây là tư vấn giải đáp của chúng tôi về vấn đề thăm gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần sự giải đáp hỗ trợ từ luật sư, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.