090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Pháp lệnh là gì? Thẩm quyền ban hành và nội dung của pháp lệnh

Pháp lệnh là gì, do ai ban hành? Nội dung của pháp lệnh như thế nào? Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi giải đáp chi tiết các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Pháp lệnh là gì?

Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp nhất định, những vấn đề được Quốc hội giao, vấn đề quan trọng hay điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính dễ thay đổi, chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh.

Pháp lệnh là gì ?
Pháp lệnh là gì ?

Thẩm quyền ban hành pháp lệnh

Căn cứ Điều 16 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp pháp lệnh quy định ngày có hiệu lực ngay tại pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.

Pháp lệnh được ban hành bởi ai ?
Pháp lệnh được ban hành bởi ai ?

Xem thêm: Văn bản dưới luật là gì? So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật

Nội dung của pháp lệnh

Pháp lệnh sẽ có hình thức giống với những văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung chính sẽ quy định những vấn đề được Quốc hội giao, làm rõ tình thần, nội dung của điều, khoản, điểm trong Hiến pháp, luật để có nhận thức, thực hiện, áp dụng đúng, thống nhất pháp luật  những nội dung chính sẽ được trình bày theo trình tự sau:

  • Pháp lệnh sẽ điều chỉnh đối tượng nào? Phạm vi điều chỉnh.
  • Nội dung, thông tin cần thực hiện, làm rõ, giải thích, áp dụng,….
  • Điều kiện, điều khoản thi hành
  • Hiệu lực, thời gian thực hiện pháp lệnh

Pháp lệnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật. Pháp lệnh có đẩy đủ các yếu tố của một văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, được lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.

Ví dụ về pháp lệnh

  • Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22/3/2012, pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.
  • Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22/12/2018, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch.
  • Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012, pháp lệnh quy định về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
  • Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối.

Phân biệt giữa pháp lệnh và luật

Luật

Luật là văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất pháp lý cao hơn pháp lệnh, được Quốc hội ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, mang tính tổng quát, ổn định cao và không thay đổi trong một thời gian nhất định.

Pháp lệnh

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp lệnh, quy định những vấn đề được Quốc hội giao, điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể, mang tính ổn định thấp và có thể thay đổi trong thời gian ngắn để phù hợp với những quan hệ xã hội pháp sinh mà luật chưa quy định.

Qua các ví vụ về pháp lệnh và so sánh giữa luật và pháp lệnh mà Luật Nguyễn Hưng đã giải đáp chi tiết ở trên. Hẳn quý đọc giả đã hiểu rõ hơn về loại văn bản quy phạm pháp luật này hơn rồi đúng không. Mọi câu hỏi thắc mắc về pháp luật các bạn vui lòng gửi câu hỏi qua email: vplsnguyenhung@gmail.com để được giải đáp miễn phí.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00