090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Thông tư là gì, được ban hành bởi ai? Nội dung và hiệu lực của thông tư

Thông tư là gì, thẩm quyền ban hành thông tư là những ai? Nội dung chính và hiệu lực của thông tư như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ đi giải đáp các vấn đề này một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất kèm theo các ví dụ chi tiết. Hãy cùng xem ngay nhé!

Thông tư là gì?

Thông tư là văn bản hưởng dẫn, quy định chi tiết những văn bản do nhà nước ban hành như: Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ,… liên quan đến ngành, lĩnh vực nhất định.

Thông tư là gì?
Thông tư là gì?

Thông tư được ban hành bởi ai?

Căn cứ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thông tư được ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Cơ sở ban hành thông tư

Cơ sở pháp lý để ban hành thông tư là luật, các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn dự thảo thông tư đang doạn thảo.

Phần nội dung chính của thông tư

Thông tư là văn bản được ban hành bởi nhiều cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Do đó, tùy vào chủ thể ban hành mà phần nội dung của từng thông tư sẽ khác nhau.

Phần nội dung chính của Thông tư
Phần nội dung chính của Thông tư
  • Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.
  • Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng chính phủ, biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành để quy định vê việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

Nội dung chính của từng Thông tư có nhiệm vụ và nội dung khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được các nội dung chính đã được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thông tư được ban hành với mục đích giải thích, hướng dẫn những điều, khoản, điểm của văn bản pháp luật thì phải chi tiết hóa, ban hành các quy định phù hợp để điều chỉnh những vấn đề pháp lý do mình phụ trách.

Thông tư có hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 151 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

=> Có thể thấy, hiệu lực của thông tư sẽ được quy định ngay tại thông tư đó.

>> Xem thêm: Văn bản dưới luật là gì? So sánh văn bản luật và văn bản dưới luật

Thông tư có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Thông tư là một loại văn bản được liệt kê trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định tại Điều 4 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ về thông tư

  • Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT –TANDTC – VKSNDTC – BCA – BQP, giữa Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ công an – Bộ quốc phòng ngày 12/8/2021 quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục hoãn, miễn chấp hành án phạt tù.
  • Thông tư 01/2020/TT – TANDTC ngày 18/6/2020 quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân.
  • Thông tư 85/2021/TT – BTC ngày 05/10/2021 hướng dẫn một số nội dung về thu, nộp khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
  • Thông tư 31/2021/TT – BTC ngày 17/5/2021 quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Qua bài viết này của Luật Nguyễn Hưng chắc hẳn nhiều bạn sẽ không còn bị nhầm lẫn về các loại văn bản quy phạm pháp luật. Hoặc cho rằng thông tư chỉ do duy nhất Thủ tướng chính phủ ban hành nữa. Hy vọng nội dung bài viết mang lại cho đọc giả những kiến thức hữu ích.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00