090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng là gì? Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào? Phân biệt “bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Khái niệm về bồi thường thiệt hại hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mình gây ra.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Về thiệt hại trong hợp đồng, ta căn cứ vào Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng , bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ của Bộ luật này.
  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giải quyết thế nào?

Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Qua đây, ta thấy được trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh cho dù là thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp xảy ra về tài sản hoặc tinh thần, sức khoẻ…Trong trường hợp thiệt hại hoàn toàn do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bi thiệt hại thì dù có thiệt hại thực tế xảy ra thì người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường trừ trường hợp có sự thảo thuận khác.

Phân biệt “bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Về căn cứ phát sinh

Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

Chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiên sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Phát sinh tồn tai một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người thiệt hại.

Về hành vi vi phạm

Là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên ràng buộc nhau trong hợp đồng. Là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại .

Về phương thức thực hiện

Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng. Bên gây thiệt hại phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, các bên trong quan hệ dân sự có thể không biết nhau cũng như sự việc sảy ra làm phát sinh quan hệ dân sự nên không thỏa thuận được. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Về yếu tố lỗi

Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm

Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Thời điểm phát sinh kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.

Tính liên đới chịu trách nhiệm

Chỉ áp dụng với các bên tham gia hợp đồng và không thể áp dụng đối với người thứ ba. Người chịu trách nhiệm là người người có hành vi trái pháp luật, hoặc người khác như cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ, pháp nhân, đối với người giám hộ của pháp nhân…

Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại

Bên bị vi phạm chứng minh thiệt hại. Người có yêu cầu bồi thường chứng minh thiệt hại.

Trên đây là tư vấn của Luật Nguyễn Hưng. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc nào chưa rõ hoặc cần được hỗ trợ pháp lý từ luật sư. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00