090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Chiếm hữu là gì? Quyền chiếm hữu là gì? Ví dụ về quyền chiếm hữu

Chiếm hữu là gì? Có mấy hình thức chiếm hữu? Quyền chiếm hữu là gì? Chủ thể nào có quyền chiếm hữu đối với tài sản? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể kèm theo ví dụ minh họa dễ hiểu trong bài viết dưới đây.

Chiếm hữu là gì?

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Việc nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc trọng phạm vi được ủy quyền theo quy định, chiếm hữu công khai, liên tục.

Các chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp, chủ động theo ý chí của mình mà không bị kiềm hãm bởi ý chí của người khác. Trừ việc chiếm hữu theo ủy quyền hoặc trong một số trường hợp có thể gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị hạn chế.

Chiếm hữu là gì?
Chiếm hữu là gì?

Chiếm hữu có mấy hình thức?

Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Người chiếm hữu ngay tình trong các trường hợp:

– Có được tài sản thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật:

– Được chủ sở hữu tài sản ủy quyền để quản lý tài sản:

– Phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị chôn giấu, bị bỏ quên phù hợp với điều kiện được chiếm hữu theo quy định;

– Các trường hợp ngay tình khác như: phát hiện và giữ gia cầm, gia súc bị thất lạc,…..

Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Người chiếm hữu không ngay tình bị buộc phải chấm dứt hành vi chiếm giữ của mình đối với tài sản, trả lại cho chủ thể có quyền đối với tài sản và nếu có gây thiệt hại còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chiếm hữu liên tục

Chiếm hữu  liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

Người chiếm hữu liên tục có thể chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ thể có thể là người trực tiếp thực hiện việc chiếm hữu tài sản, nắm giữ, chi phối tài sản hoặc chiếm giữ gián tiếp thông qua việc nhờ một chủ thể khác đứng ra quản lý, chi phối tài sản.

Trong chiếm hữu liên tục còn có chiếm hữu không liên tục, việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu.

Chiếm hữu công khai

Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

Quyền chiếm hữu là gì?

Trong quyền sở hữu được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 có chứa 03 quyền cơ bản là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền chiếm hữu bao gồm cả việc trực tiếp chiếm hữu của chủ sở hữu hoặc việc chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu nhưng được ủy quyền chiếm hữu tài sản hoặc có các trường hợp chiếm hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chủ thể có quyền chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ, chi phối tài sản đang chiếm hữu.

Ví dụ về quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu đối với động sản, là chiếc xe máy.

Chủ sở hữu, người đứng tên trên giấy đăng ký xe máy có các quyền sở hữu đối với chiếc xe máy này.

– Quyền chiếm hữu: Chiếc xe là của chủ sở hữu, chủ sở hữu trực tiếp chiếm giữ chiếc xe của mình mà không bị ràng buộc ý chí bởi người khác.

– Quyền sử dụng: Chủ sở hữu được toàn quyền sử dụng đối với chiếc xe của mình.

– Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền bán, cho thuê, cho mượn, tặng cho,… chiếc xe của mình.

Chủ thể nào có quyền chiếm hữu đối với tài sản?

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015 “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Có nghĩa, chủ sở hữu được tự do thực hiện các hành vi chiếm hữu đối với tài sản của mình nhưng không được thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức hay trái với pháp luật và đạo đức xã hội.

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

Người được ủy quyền không phải là chủ sở hữu trực tiếp đối với tài sản nhưng được chủ sở hữu ủy quyền trực tiếp chiếm hữu, quản lý tài sản. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản được quy định tại Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015:

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

Người sở hữu có được tài sản thông qua giao dịch dân sự như: tặng, cho, gửi, giữ,…không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu. Người được giao tài sản thực hiện việc chiếm hữu phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm vi của giao dịch. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự được quy định tại Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
  • Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.
  • Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chiếm hữu là gì, quyền chiếm hữu là gì“. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

4.7/5 - (3 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00