090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tìm hiểu về vai trò ý nghĩa của nghề luật sư ở Việt Nam

Hoạt động nghề nghiệp thường thấy nhất của nghề luật sư là trợ giúp pháp lý, hướng dẫn và phản biện hoặc làm những biệp pháp hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vậy khái niệm về nghề luật sư là gì? Các giai đoạn phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam ra sao? Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của nghề luật sư như thế nào? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Khái niệm về nghề luật sư

Nghề luật sư là một trong những nghề tiêu biểu, có hoạt động nghề nghiệp liên quan đến ngành luật. Nghề luật sư hoạt động độc lập, được tự do trong hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Vai trò ý nghĩa của nghề luật sư ở Việt Nam
Vai trò ý nghĩa của nghề luật sư ở Việt Nam

Xem thêm khái niệm về luật sư tại: Luật sư là gì? Nguyên tắc hành nghề và vai trò của Luật sư

Các giai đoạn phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam

Nghề luật sư đã xuất hiện, hình thành và đang phát triển nhanh tại Việt Nam, có thể tóm tắt qua 04 giai đoạn như:

Giai đoạn từ 1945 đến trước 1987

Trước Cách mạng Tháng Tám thành công, nghề luật sư và hoạt động nghề luật sư phụ thuộc vào sắc lệnh mà người Pháp đặt ra, điều kiện để trở thành luật sư là phải tốt nghiệp đại học luật khoa, tập sự 05 năm tại một văn phòng biện hộ của một luật sư thực thụ, cuối cùng phải qua sát hạch và được Hội đồng luật sư công nhận.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công thì nghề luật sư được hoạt động thông qua điều chỉnh, hướng dẫn của Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hầu như các văn phòng luật sư đều ngưng hoạt động. Vào năm 1949, Sắc lệnh số 69/SL và Sắc lệnh số 144/SL ra đời cho thấy quyền bào chữa của công dân trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế.

Bên cạnh đó, thông qua Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 một lần nữa lại tiếp tục khẳng định bảo đảm quyền bào chữa của các bị cáo, quy định rõ hơn về việc thành lập tổ chức luật sư. Đến cuối năm 1987, cả nước có tổng cộng 30 Đoàn bào chữa viên với gần 400 thành viên và Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội được thành lập năm 1984, có 16 thành viên.

Giai đoạn từ năm 1987 đến trước năm 2001

Giai đoạn này được xem là thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư đầu tiên ngày 18/12/1987. Các tổ chức luật sư ra đời với sự chuyên nghiệp, đảm bảo trong hoạt động hành nghề.

Hoạt động nghề nghiệp của luật sư trong giai đoạn này  đã có bước phát triển đáng kể, số lượng các Đoàn luật sư và thành viên tham gia tăng nhanh. Ngoài việc tham gia tố tụng, các luật sư còn hoạt động pháp lý liên quan đến các lĩnh vực tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác.

Giai đoạn từ năm 2001 đến trước năm 2006

Năm 2001 pháp lệnh mới được ban hành, quy định cụ thể hơn về việc tập trung nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư Việt Nam; phân biệt rõ tổ chức hành nghề với tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư; chủ trương kết hợp sự quản lý nhà nước với sự tự quản của tổ chức nghề nghiệp luật sư.

Giai đoạn này số lượng luật sư trong nước tăng nhanh, có hơn 1800 luật sư và hơn 1500 luật sư tập sự, các tổ chức hành nghề luật sư cũng được thành lập nhiều hơn.

Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) tạo ra nhiều cơ hội và thách thức, Luật luật sư ra đời đánh dấu sự hoàn thiện quy chế nghề luật sư ở Việt Nam. Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập đã thực hiện các hoạt động nghề nghiệp, các nhiệm vụ được giao và nhiều nhiệm vụ liên quan đến chính trị, pháp lý của đất nước.

Trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ luật sư đã được nâng cao đáng kể, các lớp đào tạo luật sư được tổ chức nghiêm túc và các cuộc thi diễn ra gắt gao hơn. Nghề luật sư đã có những đóng góp tích cực vào hoạt động cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật, rà soát thủ tục hành chính.

Đặc điểm của nghề luật

Nghề luật do những người có các chức danh tư pháp khác nhau thực hiện

Nghề luật là những nghề có hoạt động liên quan đến luật, có nhiều ngành nghề riêng biệt nên có nhiều chức danh tư pháp hoạt động khác nhau. Mỗi chức danh tư pháp có mục đích hoạt động nghề nghiệp khác nhau nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật và nhiệm vụ nghề nghiệp của mình theo quy định.

Nghề luật hoạt động trong khuôn khổ luật định

Người làm luật trong bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào cũng phải tự đặt mình trong khôn khổ pháp luật, ngoài việc phải tuân thủ đầy đủ các quy định chung của pháp luật còn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định nghiêm ngặt của những tổ chức xã hội nghề nghiệp mà mình tham gia.

Nghề luật là bất khả kiêm nhiệm

Nghề luật là nghề hoạt động dựa trên sự độc lập, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan. Điều đó cũng có nghĩa một người không thể đồng thời kiêm nghiệm hai chức danh nghề nghiệp khác nhau, dễ ảnh hưởng đến tính khách quan. Người làm luật có thể thay đổi hoạt động hành nghề nhưng không được phép hoạt động cùng lúc hai nghề liên quan trong cùng ngành luật. Ví dụ như: Luật sư, công chứng viên,…

Nghề luật sử dụng các quy định pháp luật làm công cụ, phương tiện để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội

Mỗi người hành nghề sẽ có cách nhìn nhận, áp dụng pháp luật vào trong hoạt động hành nghề khác nhau. Người làm luật cần có những góc nhìn pháp lý, kỹ năng riêng để giải quyết vụ việc, hành vi pháp lý.

Xem thêm: 32 quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam

Vai trò của nghề luật sư

Nghề luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức, cơ quan; bảo vệ sự độc lập của nền tư pháp; góp phần bảo vệ công lý, công bằng; phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nghề luật sư có trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng, tham gia các giai đoạn trong tố tụng hình sự để bào chữa cho các bị can, bị cáo nhằm tránh các vụ án oan.

Xem ngay: Những tiêu chí để chọn lựa một văn phòng luật sư uy tín là gì?

Ý nghĩa của nghề luật sư

Khi hoạt động xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ mới phát sinh và theo đó là những mâu thuẫn không thể thống nhất thì nghề luật sư trở nên có ý nghĩa rất lớn.

Ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, luật sư còn phải thực hiện vụ việc pháp lý một cách khách quan, công khai, minh bạch để xứng đáng với niềm tin của khách hàng và sự tôn trọng của xã hội.

Luật sư phải hoạt động nghề nghiệp với tinh thần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật trên tinh thần nhiệt huyết và chủ động.

4.5/5 - (4 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00