090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội bức cung là gì? Khung hình phạt đối với tội bức cung (điều 374)

Bức cung là gì? Tội bức cung được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự? Dấu hiệu phạm tội và các khung hình phạt chi tiết về tội bức cung tại điều 374? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Bức cung là gì?

Bức cung được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng sử dụng các biện pháp trái pháp luật (tức không đúng với quy định của pháp luật) về tố tụng để buộc người bị thẩm vấn khai sai với sự thật khách quan của vụ án.

Khung hình phạt đối với tội bức cung (điều 374)
Khung hình phạt đối với tội bức cung (điều 374)

Tội bức cung được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự?

Tội bức cung được quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 374. Tội bức cung

Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khỏi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bức cung tự sát;

b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm người bị bức cung chết;

b) Dẫn đến làm oan người vô tội;

c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.”

>> Tham khảo: Dịch vụ luật sư hình sự tại Luật Nguyễn Hưng

Dấu hiệu pháp lý tội bức cung

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là điều tra viên; kiểm sát viên làm công tác điều tra, hoặc kiểm sát điều tra; thẩm phán, hội thẩm khi tiến hành xét xử tại phiên toà. Trong một số trường hợp, chủ thể của tội phạm còn có thể là cán bộ, chiến sĩ công an xã, phường khi họ phối hợp tham gia các hoạt động tư pháp (như tham gia bắt người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền) mà có hành vi bức cung người bị thẩm vấn.

Khách thể

Tội bức cung không chỉ xâm phạm đến uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mà còn xâm phạm đến nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.

Mặt chủ quan

Người phạm tội bức cung thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

>> Xem thêm: Tội dùng nhục hình (điều 373)

Các khung hình phạt đối với tội bức cung (điều 374)

Điều 374 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt và 01 Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bức cung như sau:

Khung 1

Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

Khung 2

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội bức cung thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

– Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

– Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

Khung 3

Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người phạm tội bức cung thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Làm người bị bức cung tự sát;

– Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng

Khung 4

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội bức cung thuộc một trong những trường hợp sau đây:

Làm người bị bức cung chết;

Dẫn đến làm oan người vô tội;

Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về tội bức cung. Nếu trong quá trình tham khảo thông tin còn những thắc mắc cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00