090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Bức tử là gì? Tội bức tử người khác bị xử phạt thế nào?

Bức tử là hành vi gì? Các yếu tố nào cấu thành tội bức tử người khác? Quy định về người bị hại trong tội bức tử? Khung hình phạt đối với tội bức tử người khác như thế nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp trong bài viết bên dưới. Hãy cùng xem nhé!

Bức tử là hành vi gì?

Bức tử là việc một người có hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp, ngược đãi người khác một cách thường xuyên hoặc làm nhục người đang lệ thuộc mình, khiến người đó không thể chịu đựng nỗi mà tự sát.

Bức tử là hành vi gì?
Bức tử là hành vi gì?

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội bức tử

Mặt khách quan

Hành vi của tội bức tử

Các hành vi có thể nhận thấy của người phạm tội đối với nạn nhân là:

– Đối xử tàn ác: Người phạm tội có những hành động khiến nạn nhân hằng ngày phải sống đau khổ về thể xác hoặc về tinh thần. Nạn nhân có thể bị đánh đập, bạo lực, bị bỏ đói, bị bóc lột sức lao động hoặc bị sỉ nhục, đay nghiến,….

– Thường xuyên ức hiếp: là dùng quyền lực, quyền thế để bắt người đang lệ thuộc mình phải chịu nhiều sự oan ức, bất công và hành vi ức hiếp xảy ra thường xuyên.

– Ngược đãi hoặc làm nhục: người phạm tội đối xử một cách tàn nhẫn đối với người đang lệ thuộc mình, dùng lời nói hay hành động để đối xử bất công, trái với đạo đức. Có hành vi làm tổn hại danh dự, nhân phẩm của người khác như: chửi mắng thậm tệ trước nhiều người, tung tin đồn không đúng sự thật,…

Hậu quả của tội bức tử

Hậu quả của tội bức tử là hành vi tự sát của nạn nhân. Nạn nhân vì không thể chịu đựng nổi những hành vi của người phạm tội mà tự kết liễu mình.

Hành vi của người phạm tội bị cấu thành khi nạn nhân có hành vi tự sát, việc nạn nhân tự sát có chết hay không không là yếu tố quyết định của tội này.

Mối quan hệ nhân quả của tội bức tử

Mối quan hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của hành vi phạm tội của người phạm tội và hậu quả của hành vi đó.

Nạn nhân vì bị đối xử tàn ác, thường xuyên bị hành hạ về thể xác và tinh thần, bị làm nhục, dẫn đến tuyệt vọng, không thể chịu đựng được mà tự sát.

Khách thể

Tội phạm của tội bức tử xâm hại trực tiếp đến nhân phẩm, sức khỏe và danh dự của bị hại. Nạn nhân và người phạm tội có mối quan hệ lệ thuộc về kinh tế; quan hệ gia đình, công việc,….

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện các hành vi trên với lỗi cố ý hoặc vô ý vì có trường hợp người phạm tội không lường trước được hậu quả xảy ra.

Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Quy định về người bị hại trong tội bức tử

Người bị hại là người lệ thuộc vào người phạm tội

Đối với tội bức tử, mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội và nạn nhân là một trong những yếu tố quan trọng để xác định tội danh. Nạn nhân có thể bị lệ thuộc một hay nhiều mặt như: về kinh tế, quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình huyết thống, công việc, môi trường giáo dục, quan hệ tôn giáo,….

Người bị hại trong tội bức tử tự tước đoạt tính mạng của mình

Nạn nhân trong tội này có hành vi tự sát chứ không phải bị người phạm tội tước đoạt tính mạng. Bởi sự dồn nén, chịu đựng hoặc bất mãn những hành vi của người phạm tội mà nạn nhân tự tước đoạt đi mạng sống của mình.

Nguyên nhân khiến người bị hại tự sát là so hành vi ngược đãi của người phạm tội

Việc nạn nhân có hành động tự sát là hậu quả khi bị người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, ức hiếp, tra tấn, ngược đãi, khiến nạn nhân nảy sinh ý định tìm đến cái chết và thực hiện nó.

>> Xem thêm: Tội hành hạ người khác bị xử lý như thế nào theo luật hình sự?

Ví dụ về tội bức tử

Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ cha – con. Hằng ngày người phạm tội luôn có những hành vi mắng nhiếc, đánh đập và chửi rủa nạn nhân, đồng thời còn bắt nạn nhân nghỉ học và lao động cực khổ. Hành vi này kéo dài và xảy ra thường xuyên, khiến nạn nhân mệt mỏi, chán nản, không muốn sống nữa và nạn nhân có hành vi nhảy cầu tự sát. Khi nạn nhân có hành vi tự sát thì tội bức tử đã được cấu thành.

Tội bức tử người khác bị xử lý như thế nào?
Tội bức tử người khác bị xử lý như thế nào?

Khung hình phạt đối với tội bức tử

Tội bức tử được quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015, có 02 khung hình phạt như sau:

Điều 130. Tội bức tử

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

Tội bức tử người khác và tội hành hạ người khác giống và khác nhau thế nào?

Giống nhau:

Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là những tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đều là lỗi cố ý và có các hành vi khách quan tương tự như nhau: Hành hạ, đối xử tàn ác, ức hiếp, làm nhục,… và các hành vi trên xảy ra với tần xuất thường xuyên trong một thời gian nhất định.

Khác nhau:

  • Tội bức tử được quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015, nạn nhân có hành vi tự sát. Mức phạt tù cao nhất là 12 năm.
  • Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, nạn nhân không có hành vi tự sát. Mức phạt tù cao nhất là 03 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về “Tội bức tử người khác“, nếu còn vấn đề mà quý khách còn chưa rõ vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư. Trân trọng cảm ơn!

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00