090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội cưỡng đoạt tài sản và các trường hợp phạm tội cụ thể

Cưỡng đoạt tài sản là hành vì gì? Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định thế nào trong bộ luật hình sự? Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản như thế nào? Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không? Các khung hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản ra sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Cưỡng đoạt tài sản là gì?

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật
Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định thế nào trong bộ luật hình sự?

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Xem thêm: Tội cướp giật tài sản

Các dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản

Về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm cưỡng đoạt tài sản là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Đối với độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội này được quy định tại Điều 12 BLHS 2017:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản).

Về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Đó chính là quan hệ sở hữu của chủ sở hữu với tài sản.

Về mặt khách quan

  • Hành vi khách quan

Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người. Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội phạm bao gồm:

  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội;
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả;
  • Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm…phạm tội).

Hậu quả

Hậu qủa của mặt khách quan tội cưỡng đoạt tài sản gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần.

Thiệt hại vật chất: Tài sản bị mất, phí công sức, cố gắng của người bị cưỡng đoạt. Thiệt hại tinh thần: khi tài sản bị mất ảnh hưởng đến tinh thần của người bị cưỡng đoạt tài sản, dẫn đến làm việc sa sút, không còn hiệu quả như trước.

Về mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản là trạng thái tâm lý, ý chí chủ quan của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.

Các trường hợp phạm tội cụ thể

Các trường hợp phạm tội cưỡng đoạt tài sản cụ thể gồm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hơn;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo không?

Trong các điều kiện để được xem xét hưởng án treo thì có điều kiện là bị xử phạt tù không quá 03 năm( khoản 1 Điều 65 BLHS 2015). Mà theo khoản 1 Điều 170 BLHS 2017 về tội cưỡng đoạt tài sản thì mức khung hình phạt nhẹ nhất là từ 01 đến 05 năm. Vậy nên tội cưỡng đoạt tài sản được hưởng án treo với điều kiện là bị xử phạt tù theo khung hình phạt thứ nhất (mức phạt tù không quá 03 năm) đồng thời đáp ứng các điều kiện khác được pháp luật quy định

Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?

Theo khoản 1 Điều 170 BLHS 2017, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đây là quy định về khung hình phạt nhẹ nhất đối với tội cưỡng đoạt tài sản, ta thấy được người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản mà không cần xác định số tiền người này chiếm đoạt được là bao nhiêu hay thậm chí là đã lấy được tài sản hay chưa. Nếu có hậu quả thì tùy vào mức độ thiệt hại mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn

Ví dụ về tội cưỡng đoạt tài sản

A và B là bạn bè, sau một thời gian xảy ra mâu thuẫn. A uy hiếp và đòi B một khoản tiền, nếu B không đưa thì A sẽ tung hết các clip cá nhân của B cho mọi người. Vì quá sợ hãi, B đã đưa cho A 50.000.000 đồng, tiếp theo đó A lại tiếp tục đe dọa B. Lúc này, B đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để trình báo về hành vi cưỡng đoạt tài sản của A.

Hy vọng qua nội dung tư vấn cùng ví dụ cụ thể bạn đã hiểu rõ hơn về hành vi cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản và các khung hình phạt về tội danh này. Mọi thắc mắc của quý khách về tội cưỡng đoạt tài sản vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00