090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Đầu cơ là gì? Tội đầu cơ được pháp luật quy định như thế nào?

Đầu cơ là hành vi gì? Người có hành vi đầu cơ được pháp luật quy định như thế nào? Những yếu tố cấu thành tội đầu cơ và các khung hình phạt chi tiết ra sao? Luật Nguyễn Hững sẽ tư vấn giải đáp chi tiết trong bài dưới đây.

Khái niệm đầu cơ là gì?

Đầu cơ là hành vi của một người, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để tích lũy, vơ vét sản phẩm, hàng hóa và đem bán lại nhằm thu lợi sau khi thị trường ổn định lại.

Đầu cơ là gì?
Đầu cơ là gì?

Người có hành vi đầu cơ được pháp luật quy định như thế nào?

Người có hành vi đầu cơ được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 196 BLHS 2015_sửa đôi, bổ sung 2017.

“Điều 196. Tội đầu cơ

Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Tội đầu cơ bị xử lý như thế nào?
Tội đầu cơ bị xử lý như thế nào?

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Thông qua quy định này, ta thấy được chủ thể phải có hành vi mua vét hàng hoá có số lượng lớn, ngoài ra còn phải hành vi mua vét được thực hiện trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Đây là dấu hiệu mới được đặt ra nhằm thu hẹp phạm vi của tội đầu cơ

Mức khung hình phạt thấp nhất đối với hành vi này là 20.000.000 đồng. Ngoài phạt tiền ra, người phạm tội có thể bị cấm hành nghề, cấm làm công việc,… còn bị phạt tù tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Xem thêm:

Cấu thành tội đầu cơ

Mặt khách thể của tội đầu cơ

Khách thể của tội đầu cơ là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Đó chính là hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế.

Chủ thể của tội đầu cơ

Chủ thể thực hiện hành đầu cơ là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Khách quan của tội đầu cơ

Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người. Mặt khách quan của hành vi đầu cơ bao gồm:

  • Hành vi nguy hiểm cho xã hội: lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa một cách giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để mua vét hàng hóa (được coi là khan hiếm) có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính;
  • Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: làm rối loạn thị trường, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân hoặc gây chết nhiều người do không đủ điều kiện để khắc phục tình trạng dịch bệnh vì thuốc điều trị bị khan hiếm bởi hoặt động đầu cơ…
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Thu lợi bất chính, tạo ra sự khan hiếm gỉa tạo;
  • Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm(công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm…phạm tội).

Chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Khung hình phạt đối với tội đầu cơ

Khung một

Mức khung hình phạt 01( khoản 1 Điều 196 BLHS 2015_sửa đôi, bổ sung 2017). Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hai

Mức khung hình phạt 02 quy định tại khoản 2 Điều 196 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017. Ở mức hình phạt này, người có hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung ba

Mức khung hình phạt 03 được quy định tại khoản 3 Điều 196 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm

Ngoài 03 khung hình phạt vừa nêu trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đây có thể được xem là khung hình phạt thứ tư, được quy định tại khoản 4 Điều này.

Hình phạt bổ sung( khoản 5) đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại khoản 5 BLHS 2015_sửa đổi, bổ sung 2017, thì bị xử phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bài viết trên đây nói về tội đầu cơ và các khung hình phạt chi tiết. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00