090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?

Đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép là hành vi gì? Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép như thế nào? Tội đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép được pháp luật quy định thế nào? Các khung hình phạt chi tiết về tội đua xe, cổ vũ đua xe trái phép mới nhất ra sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Đua xe trái phép là hành vi gì?

Đua xe trái phép là hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác, không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Là một trong những hành vi vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ, gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.

Đua xe trái phép là hành vi như thế nào?
Đua xe trái phép là hành vi như thế nào?

Cổ vũ đua xe trái phép là hành vi gì?

Cổ vũ đua xe trái phép là hành vi tác động đến tinh thần của người tham gia đua xe bằng cách tụ tập để cổ vũ, kích động, ủng hộ hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ, lạng lách, rượt đuổi nhau trên đường. Làm cho người đua xe cảm thấy thấy phấn khích hơn khi thực hiện hành vi đua xe trái phép. Việc cổ vũ có thể khiến người đua xe mạnh dạn thực hiện các hành vi nguy hiểm, tăng tốc nhanh hơn và tâm lý thích thú khi thực hiện những hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, làm ảnh hưởng đến sự an toàn cho người đua xe và những người khác khi tham gia giao thông.

Cổ vũ đua xe trái phép là hành vi như thế nào?
Cổ vũ đua xe trái phép là hành vi như thế nào?

Tội đua xe trái phép được pháp luật quy định như thế nào?

Về xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đua xe trái phép được quy định tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;

b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);

b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện”.

Theo đó, đối với trường hợp đua xe trái phép xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy trên đường giao thông thì sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; Trường hợp đua trái phép xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện thì người đua xe sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; Và người có hành vi đua xe ô tô trái phép thì sẽ phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, những hành vi này còn áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

Về xử phạt hình sự

Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự trong các hình phạt được quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 266. Tội đua xe trái phép

Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

e) Tham gia cá cược;

g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;

h) Tại nơi tập trung đông dân cư;

i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;

k) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Qua đây, ta thấy được mức khung hình phạt nhẹ nhất đối với tội đua xe trái phép là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, còn nặng nhất thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tùy vào trường hợp và người phạm tội còn có thể bị phạt tiền theo quy định tại khoản 5 Điều trên.

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội đua xe trái phép

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi đua xe trái phép là người thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội đua xe trái phép là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Đó chính là an toàn công cộng và trật tự công cộng. Ngoài ra, hành vi vi phạm của tội này còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

Khách quan của tội phạm

Về hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội đua xe trái phép là khi người đua xe trái phép có thể thực hiện một trong các hành vi như: chuẩn bị phương tiện (xe đua) và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua, đến nơi tập trung đua, điều khiển xe tham gia cuộc đua. Trong các hành vi đó, hành vi điều khiển xe là quan trọng nhất.

Hậu quả của việc đua xe trái phép
Hậu quả của việc đua xe trái phép

Về hậu quả

Về hậu quả, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Hậu quả như sau:

  • Gây mất trật tự xã hội;
  • Làm tấm gương xấu cho giới trẻ học theo;
  • Gây tai nạn cho chính người điều khiển xe và người khác.

Các khung hình phạt của tội đua xe trái phép

Khung 1

Theo khoản 1 Điều 266 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017 thì người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Khung 2

Theo khoản 2 Điều 266 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017,  người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ mà phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Tham gia cá cược;
  • Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
  • Tại nơi tập trung đông dân cư;
  • Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Người đua xe trái phép phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm( khoản 3 Điều 266 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017):

  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4

Căn cứ vào khoản 4 Điều 266 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017, người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Đối với hình phạt bổ sung theo khoản 5 Điều 266 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017, người phạm tội đua xe trái phép ngoài chịu các khung hình phạt trên tùy theo trường hợp thì người đó còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Đứng xem và cổ vũ đua xe trái phép có thể bị xử phạt không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người có hành vi tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép thì sẽ bị Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Vì vậy, đứng xem và cổ vũ đua xe trái phép vẫn có thể bị xử phạt hành chính.

Một số đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Tội đua xe trái phép

Từ thực tiễn hiện nay, có thể thấy hành vi đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép vẫn còn diễn ra thường xuyên và với mức độ ngày càng nguy hiểm. Độ tuổi tham gia đua xe ngày càng trẻ hóa nhưng quy mô các cuộc đua thì ngày càng khó kiểm soát. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép theo các đề xuất, kiến nghị sau:

  • Điều chỉnh mức phạt, khung hình phạt nặng hơn đối với các trường hợp đua xe trái phép;
  • Điều chỉnh độ tuổi chịu trách nhiệm đối với loại tội phạm này. Vì theo Điều 12 BLHS 2015 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khi phạm tội đua xe trái phép. Do đó, người phạm tội đua xe nếu thuộc độ tuổi trên mà có các hành vi vi phạm thuộc khoản 1 của tội này thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Bổ sung các tình tiết tăng nặng đối với hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái phép ở nơi có mật độ dân cư đông, có nhiều người sinh sống, trường học, bệnh viện,…
  • Bổ sung tình tiết tăng nặng đối với trường hợp đua xe trái phép sau khi sử dụng các chất kích thích;
  • Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ, tổ chức các diễn đàn phổ biến về an toàn giao thông cho các lứa tuổi học sinh, sinh viên và giáo dục mọi người dân chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông đường bộ;
  • Tăng cường các công tác tuần tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trật tự án toàn giao thông đường bộ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để răn đe các đối tượng vi phạm, chuẩn bị vi phạm;
  • Tiếp tục rà soát, kiến nghị và hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Nếu bạn bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan khác, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00