090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Phòng vệ chính đáng làm chết người có bị đi tù không?

Phòng vệ chính đáng là hành vi như thế nào? Bản chất và điều kiện của phòng vệ chính đáng là gì? Vượt quá mức phòng vệ chính đáng là hành vi như thế nào? Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ra sao? Đánh chết trộm vào nhà có được coi là hành vi phòng vệ chính đáng không? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phòng vệ chính đáng là gì? Cho ví dụ

Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017 thì phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng làm chết người có bị đi tù không?
Phòng vệ chính đáng làm chết người có bị đi tù không?

Ví dụ: Một tên trộm lẻn vào nhà người dân để ăn trộm đồ đắt tiền. Trong lúc đang tìm kiếm thì bị chủ nhà phát hiện, hắn lấy con dao thủ sẵn trong người uy hiếp chủ nhà lấy tiền bạc, tài sản đưa cho hắn. Khi chủ nhà đang làm theo yêu cầu thì nhân lúc tên trộm không để ý đã bẻ tay hắn, hất con dao ra xa rồi dùng võ khống chế tên trộm. Hành vi của người chủ nhà được xem là phòng vệ chính đáng.

Bản chất của của phòng vệ chính đáng

Bản chất của phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Vì mục đích của phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng.

Điều kiện về phòng vệ chính đáng

Muốn được xem là phòng vệ chính đáng thì cần các điều kiện sau:

  • Thứ nhất, hành vi phòng vệ phải gây thiệt hại trực tiếp cho chính người có hành vi xâm hại. Người này đang có hành vi trái pháp luật nhằm xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với quy định của pháp luật.
  • Thứ hai, hành vi phòng vệ chỉ được gây ra thiệt hại cần thiết, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Cần thiết ở đây là không thể không chống trả hoặc không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích của người khác, của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.
  • Thứ ba, về người có hành vi phòng vệ. Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp.

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là gì? Cho ví dụ

Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017 thì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Ví dụ: H và N đi nhậu với nhau tại 1 quán. Do quá xỉn nên N cứ sáp vô H rồi cứ lấy tay tát H. H không đánh lại vì biết N đang say, nhưng trong lúc giằng co để N không tát mình nữa nên H đã cố ý lấy con dao gọt trái cây trên bàn đâm trúng N làm N chảy máu rất nhiều. Trường hợp của H được xem là vượt quá phòng vệ chính đáng.

Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Khi một người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và gây tổn thương đến sức khỏe hay tinh thần của người kia thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 136 Bộ luật hình sự 2015_sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm”.

Như vậy, nếu người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hơn nữa, tùy vào trường hợp mà mức khung hình phạt có thể sẽ tăng lên.

Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Việc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không chỉ gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe của người khác mà nó còn dẫn đến việc chết người. Hành vi này được xem là tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại Điều 126 Bộ luật hình sự 2015_sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”.

Qua điều luật trên, nếu như giết người  trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nặng hơn là 02 năm đến 05 năm nếu giết 02 người trở lên.

Phòng vệ tưởng tượng là gì? Cho ví dụ

Tại khoản 2 tiểu mục A mục I Chỉ thị 07-TANDTC/CT năm 1983 về xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ quy định: “Phòng vệ tưởng tượng là việc gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người đó hiển nhiên có hành vi xâm hại nguy hiểm cho xã hội”. (Tuy nhiên, hiện nay Chỉ thị này không còn phù hợp, nên chỉ mang tính chất tham khảo)

Ví dụ: Do trước giờ không thích nhau nên N và H hay xảy ra cự cãi. Trong một lần, N thấy cháu của H là T đi học về một mình, do thấy cháu còn nhỏ, sợ bị kẻ xấu để ý nên N dắt T về nhà. Cùng lúc đó, H thấy được, tưởng H đang muốn bắt cóc cháu của mình nên đã chạy đến xô ngã N xuống đất. Hành vi của H chính là phòng vệ tưởng tượng.

Đánh chết trộm vào nhà có được coi là phòng vệ chính đáng hay không?

Trường hợp giết trộm vào nhà có thuộc phòng vệ chính đáng hay không thì phải xem xét hành vi của tên trộm:

Tên trộm có hành vi tấn công, dùng các vũ khí nguy hiểm, có ý định đánh chết để không bị tố giác, khiến người phát hiện bị thương thì hành vi giết trộm có thể được xem là hành vi phòng vệ chính đáng.

Tên trộm có các hành vi trộm cắp tài sản, không có ý định tấn công. Khi bị phát hiện đã bỏ chạy và không cầm theo tài sản nhưng chủ nhà vẫn truy đuổi tới cùng và giết chết tên trộm thì không được xem là hành vi phòng vệ chính đáng.

Nếu bạn bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý liên quan khác, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00