090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Những câu hỏi về ly hôn có yếu tố nước ngoài thường gặp

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài khi có một trong những dấu hiệu sau:

– Chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình là người nước ngoài.

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nước ngoài.

– Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài

– Nơi cư trú của các bên đương sự tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ngoài.

Trường hợp nào việc kết hôn có yếu tố nước ngoài bị từ chối đăng ký?

Việc đăng ký kết hôn bị từ chối (Theo Điều 18 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002) trong các trường hợp sau đây:

– Một hoặc cả hai bên đương sự chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam;

– Bên đương sự là người nước ngoài chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch);

– Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định;

– Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn;

– Một hoặc cả hai bên đương sự là người đang có vợ, đang có chồng;

– Một hoặc cả hai bên đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự;

– Các đương sự là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời;

– Các đương sự đang hoặc đã từng là cha, mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng;

– Các đương sự cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ).

Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Vợ/ Chồng ở nước ngoài có ly hôn đơn phương được không?

Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án vẫn tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt chồng/vợ (bị đơn) khi bị đơn không tham gia phiên tòa mà không có lý do chính đáng, đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai đến Tòa, không có đơn xin xét xử vắng mặt.

>> Quý khách cần tư vấn về ly hôn có yếu tố nước ngoài tham khảo ngay Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói tại TPHCM

Ly hôn với người nước ngoài cần giấy tờ gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hồ sơ đơn phương ly hôn cần có:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Đơn xin ly hôn đơn phương;

– Bản sao hộ chiếu của người làm đơn;

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở……

Ly hôn có yếu tố nước ngoài giải quyết ở đâu?

Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: căn cứ điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (có một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài) thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết.

Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì căn cứ vào khoản 1, điều 40 BLTTDS 2015 quy định rằng:

“Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”

Nộp đơn ly hôn với người nước ngoài ở đâu?

Như đã phân tích ở mục 5, tại Việt Nam trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết.

Ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài mất bao lâu?

Thông thường, các vụ việc giải quyết ly hôn thuận tình sẽ rơi vào khoảng 1-2 tháng là giải quyết xong. Tuy nhiên, việc ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài về thực tế sẽ kéo dài hơn do một số vấn đề khách quan như:

1/ Việc ký hồ sơ sẽ phức tạp do một bên ở nước ngoài;

2/ Mất nhiều thời gian trong việc chuyển hồ sơ qua lại từ Việt Nam và nước ngoài;

3/ Nếu hồ sơ không chuẩn sẽ phát sinh việc sửa đổi, điều chỉnh tốn thời gian hơn.

Đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài mất bao lâu?

Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ ly hôn đơn phương thường sẽ kéo dài 4 – 6 tháng khi các bên đều ở Việt Nam và có địa chỉ rõ ràng. Tuy nhiên, thời gian ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài trong một số trường hợp sẽ kéo dài có thể cả năm hoặc hơn vì những yếu tố phát sinh trong quá trình giải quyết. Cụ thể:

1/ Bị đơn vợ, chồng ở nước ngoài thay đổi chỗ ở, uỷ thác tư pháp không có kết quả;

2/ Không biết địa chỉ chính xác của vợ, chồng ở nước ngoài để uỷ thác tư pháp;

3/ Bị đơn vợ, chồng ở nước ngoài có ý kiến tranh chấp về con cái, tài sản chung;

4/ Kết hôn ở nước ngoài nhưng không còn giữ đăng ký kết hôn để làm thủ tục ghi chú.

Bản án ly hôn có yếu tố nước ngoài có hiệu lực khi nào?

Bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định mà không có yêu cầu kháng cáo, kháng nghị của chủ thể có quyền.

Xem thêm:

Có thể kháng cáo bản ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài không?

Có, căn cứ theo điều 273 Luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo 15 ngày được tính từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Khi ly hôn tại nước ngoài và về Việt Nam kết hôn cùng người mới thì có cần ghi chú ly hôn vào Sổ hộ tịch việc ly hôn không?

Có, theo quy định nếu như đã ly hôn ở nước ngoài và có quyết định, giấy tờ thể hiện việc công nhận ly hôn đó thì cá nhân phải thực hiện thủ tục hợp pháp hõa lãnh sự để quyết định ly hôn đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Trước khi muốn đăng ký kết hôn tiếp ở tại Việt Nam phải thực hiện ghi chú ly hôn vào sổ hộ tịch.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00