090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Giải đáp nhanh những câu hỏi về ly hôn thường gặp (Phần 1)

Ly hôn thuận tình có bắt buộc phải hòa giải không?

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong quá trình làm thủ tục ly hôn, chồng sống chung với người phụ nữ khác có bị phạt không?

Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy đinh của pháp luật.

Chồng qua đời, vợ có phải làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Như vậy, chồng qua đời thì hôn nhân đã chấm dứt do đó vợ không cần phải làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn.

Ly hôn với người nước ngoài phải nộp đơn ở đâu?

Tòa án cấp tỉnh nơi người ly hôn có hộ khẩu tại Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn với người nước ngoài.

Thủ tục ly hôn với chồng đang chấp hành án phạt tù như thế nào?

Người vợ nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng cư trú làm việc trước khi chấp hành phạt tù giam. Sau khi Tòa án thụ lý đơn ly hôn thì Tòa án sẽ ủy thác cho Tòa địa phương nơi có trại giam mà người chồng đang chấp hành hình phạt tù để lấy ý kiến của người chồng, sau đó sẽ tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt.

Thủ tục ly hôn với người bị “tâm thần”?

Để ly hôn với người bị tâm thần thì trước hết phải thực hiện thủ tục tuyên bố người bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự, sau đó có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật.

Vợ bị “vô sinh”, muốn ly hôn để “giải thoát” cho chồng nhưng chồng không đồng ý, tòa án có giải quyết không?

Khi có căn cứ để chứng minh cho việc đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ xem xét giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn đang cần tìm luật sư tư vấn giải quyết ly hôn nhanh chóng thì hãy tham khảo: Dịch vụ ly hôn trọn gói TPHCM.

Đơn phương ly hôn ai phải chịu tiền án phí?

Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Vợ đang mang thang có được ly hôn với chồng không?

Pháp luật quy định trường hợp vợ đang có thai, vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chỉ người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn, tuy nhiên người vợ vẫn có quyền đơn phương ly hôn khi đang mang thai.

Mẹ nộp đơn cho con có được không?

Theo quy định của pháp luật thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Vợ làm nội trợ không tạo ra thu nhập có được chia tài sản khi ly hôn không?

Theo quy định của pháp luật thì thu nhập của vợ, chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, vợ làm nội trợ không tạo ra thu nhập nhưng vẫn được chia tài sản khi ly hôn.

Không đứng tên trên giấy tờ có được chia tài sản khi ly hôn?

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Do đó, trường hợp không đứng tên trên giấy tờ nhưng người đứng tên không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình theo quy định của pháp luật thì tài sản đó là tài sản chung và được chia khi ly hôn.

Ly hôn thì có phải chia tiền lương không?

Nếu không có thỏa thuận khác thì khoản tiền lương kể từ sau khi kết hôn là thu nhập do lao động trong thời kỳ hôn nhân mà có nên nó là tài sản chung của vợ chồng nên các bên có quền yêu cầu chia khi ly hôn.

Mẹ có quyền giành nuôi con khi bố bị đi tù không?

Mẹ có quyền giành nuôi con khi bố bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Chồng có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi không?

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi chỉ thuộc về người cha khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục hoặc có sự thỏa thuận khác của cha mẹ nhưng phải phù hợp với lợi ích của con.

5/5 - (2 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00