090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật không?

Thời gian gần đây, xuất hiện một trào lưu mới: “Đúng nhận, sai cãi”. Trên Tiktok xuất hiện nhiều clip “bắt trend” theo trào lưu này. Dưới góc độ pháp lý thì hành vi livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật không? Khung hình phạt về hành vi xem bói trên Tiktok, Facebook, Youtube,… để trục lợi như thế nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Một số hình thức xem bói phổ biến hiện nay

Đầu năm là thời điểm “nở rộ” các lời quảng cáo nhận xem bói, gieo quẻ trên mạng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Zalo,… người dân có thể xem bói trực tiếp qua livestream mà không cần phải đến tận nơi như trước đây. Không chỉ xem bói qua hình thức livestream, nhiều “thầy” còn xem bói qua điện thoại, nhắn tin Zalo… những người muốn xem bói chỉ cần gửi ngày tháng năm sinh và ảnh chân dung chưa qua chỉnh sửa, từ đó “thầy” sẽ phán qua mạng.

Không chỉ ngoài đời, mà hiện nay xem bói đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Khoảng cách từ “xem bói cho vui” đến bị tác động bởi những lời phán của các “thầy”, từ đó xảy ra những hậu quả không mong muốn trong cuộc sống là rất gần.

Livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật không?
Livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật không?

Livestream xem bói trên Tiktok có trái pháp luật?

Thời gian gần đây, trên nền tảng mạng xã hội Tiktok xuất hiện nhiều video livestream xem bói thu hút hàng trăm triệu lượt xem.

Pháp luật ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân, đây là một trong những quyền cơ bản được nêu rõ tại Hiến pháp. Tuy nhiên, pháp luật nghiêm cấm hành vi mê tín, dị đoan thông qua việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm hại đến chế độ chính trị, an ninh quốc phòng; đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của người khác và có hành vi trục lợi bất chính (khoản 4, 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016)

Do đó, việc livestream xem bói trên Tiktok hiện nay nếu không nhằm mục đích trục lợi, không gây hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thì sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật và không bị xử lý. Ngược lại, hành vi livestream xem bói nhằm mục đích trục lợi bất hợp pháp thì được xác định là vi phạm pháp luật, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

>> Xem thêm: Xem bói là gì? Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

Khung hình phạt về hành vi xem bói trên Tiktok để trục lợi

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, trường hợp livestream xem bói online có thể bị phạt hành chính hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan cụ thể như sau:

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;

c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;

d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Xử lý hình sự

Việc livestream xem bói trên Tiktok hiện nay nếu đủ yếu tố cấu thành của tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan được quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tin từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Livestream xem bói trên Tiktok có vi phạm pháp luật không?“. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00