090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Xem bói là gì? Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

Xem bói là hành vi gì? Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không? Những hệ lụy từ mê tín dị đoan ảnh hưởng thế nào tới xã hội? Xem bói trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Xem bói là gì?

Xem bói về cơ bản là hình thức xem trước tương lai, đọc lại quá khứ và hiện tại của con người trên nhiều khía cạnh như: công danh, sự nghiệp, tình yêu, gia đình… Ngoài ra, xem bói phương Đông còn giúp xem ngày giờ tốt, hoàng đạo để thực hiện các công việc quan trọng như: xây nhà, động thổ, cưới hỏi,…

Người hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?
Người hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

Nhà nước ta cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan nhằm đảm bảo trật tự xã hội và nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa. Do đó, hành nghề xem bói mà ảnh hưởng đến trật tự xã hội và nếp sống văn minh thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, Bộ luật Hình sự quy định như sau:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tin từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Dấu hiệu pháp lý của tội hành nghề mê tín, dị đoan theo quy định của pháp luật là;

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm mê tí dị đoan là hành vi xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự – an toàn xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được thể hiện ở hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Người phạm tội dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đa bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là do cố ý.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

Những hệ lụy từ mê tín dị đoan

Mê tín đoan gây ra nhiều hệ lụy đến cuộc sống của các cá nhân mê tín và xã hội, cụ thể:

– Mê tín dị đoan khiến con người mơ hồ, mù quáng, tin tưởng thái quá vào nhiều điều vô lý như chữa bệnh bằng việc cúng bái, bùa phép,…

– Những người mê tín dị đoan thường bị “tiền mất, tật mang”. Không chỉ tốn thời gian để thực hiện những thủ tục lằng nhằng, phức tạp, phi khoa học mà người mê tiến dị đoan còn phải bỏ ra một chi phí không hề nhỏ để thực hiện thủ tục mê tín đó nhưng không có kết quả.

– Sức khỏe, tinh thần bị sa sút do tin tưởng mù quáng vào vào vấn đề tâm linh, bỡi lẽ những người mê tín dị đoan thường chỉ tin vào thầy cúng mà bỏ ngoài tai lời khuyên của gia đình, người thân.

Xem bói trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Người có hành vi mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Thêm vào đó, người tổ chức hoạt động mê tín dị đoan còn bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định của Nghị định này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với các hành vi mê tín dị đoan làm chết người; thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phạt từ 03 đến 10 năm tù.

Ngoài ra người có hành vi mê tín dị đoan khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là giải đáp của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Xem bói là gì? Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?“. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00