090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tòa án bác bỏ đơn ly hôn trong những trường hợp nào?

Tòa án bác bỏ đơn ly hôn trong những trường hợp nào? Những lý do ly hôn nào được tòa án chấp nhận? Hòa giải ly hôn có bắt buộc không? Ý nghĩa của việc hòa giải ly hôn là gì? Bị tòa bác đơn ly hôn thì phải làm sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Bác đơn là gì?

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có định nghĩa về bác đơn, tuy nhiên có thể hiểu, bác đơn là việc đơn khởi kiện bị Tòa án bác bỏ, cụ thể:

Đơn khởi kiện là hình thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn khởi kiện phải nêu rõ các vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, hiểu một cách đơn giản, bác đơn khởi kiện là việc Tòa án từ chối yêu cầu được nêu ra trong đơn khởi kiện của nguyên đơn và là quyết định được ghi nhận trong bản án của Tòa án sau khi đã thụ lý.

Tòa án bác bỏ đơn ly hôn trong những trường hợp nào?
Tòa án bác bỏ đơn ly hôn trong những trường hợp nào?

Tòa án căn cứ vào đâu để bác đơn ly hôn?

Tòa án bác đơn xin ly hôn đơn phương trong trường hợp nếu tòa xét thấy vụ việc ly hôn không đáp ứng được các căn cứ; điều kiện để được ly hôn; hoặc là vụ việc ly hôn đơn phương vi phạm vào những trường hợp không được phép ly hôn do pháp luật hôn nhân và gia đình quy định. Cụ thể Tòa án có thể bác đơn ly hôn trong những trường hợp sau:

– Không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

– Không có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia;

– Người chồng yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Những lý do ly hôn nào được tòa án chấp nhận?

Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn khi có một trong các căn cứ sau:

– Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Hòa giải khi ly hôn có bắt buộc không?

Theo Điều 54 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, pháp luật đã quy định sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn thì phải tiến hành hòa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Ngoài ra, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, cụ thể:

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Như vậy, hòa giải khi ly hôn là thủ tục bắt buộc khi các bên có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn đến Tòa án trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định của pháp luật.

Ý nghĩa của hòa giải trong ly hôn

Việc pháp luật đặt ra thủ tục trong quá trình ly hôn có ý nghĩa về mặt pháp lý, cũng như ý nghĩa không nhỏ về vấn đề nhân văn:

+ Ý nghĩa đầu tiên phải kể đến của hòa giải tại Tòa án đó là ý nghĩa về mặt nhân văn: Việc hòa giải ở Tòa án để Tòa án phân tích những điểm đúng, điểm sai của hai bên và từ đó để cho hai vợ chồng có thời gian về suy nghĩ lại về việc ly hôn là nên hay không nên. Mục đích cuối cùng của việc hòa giải là mong muốn hai vợ chồng hàn gắn lại với nhau.

+ Thêm vào đó, hòa giải tại Tòa án có ý nghĩa không nhỏ về pháp lý, cụ thể: Việc hòa giải khi hai vợ chồng ly hôn là thủ tục bắt buộc, để khi giải quyết ly hôn Tòa án nắm được vụ việc và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên, để cho hai bên có thời gian suy nghĩ thỏa thuận với nhau các vấn đề liên quan đến vấn đề ly hôn như: Tài sản chung, nợ chung, quyền nuôi con và cấp dưỡng nuôi con…Từ đó có thể rút ngắn được quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án, tiết kiệm thời gian cho các bên.

Cách giải quyết khi bị tòa án bác đơn ly hôn

Nộp đơn yêu cầu giải quyết lại lên tòa án

Các bên có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

– Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

– Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

– Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Những điều cần biết khi ly hôn và những khó khăn thường gặp

Văn phòng luật sư ly hôn uy tín Tp.HCM - Luật Nguyễn Hưng
Văn phòng luật sư ly hôn uy tín Tp.HCM – Luật Nguyễn Hưng

Nhờ luật sư chuyên giải quyết ly hôn

Tòa án bác đơn ly hôn là do nguyên đơn không đủ cơ sở để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình, mà nguyên nhân chủ yếu của việc này xuất phát từ việc nguyên đơn chưa biết cách sắp xếp các tài liệu chứng cứ, các lập luận của nguyên đơn không chặt chẽ, thiếu logic. Chính vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết khi bị Tòa án bác đơn ly hôn đó là tìm đến một Luật sư có kinh nghiệm giải quyết ly hôn để được tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho mình trong vụ án ly hôn.

Hiện nay Luật Nguyễn Hưng là nơi quy tụ và làm việc của trên 15 thành viên là những luật sư gạo cội trong nghề, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Với đội ngũ Luật sư ly hôn luôn ân cần lắng nghe, tư vấn tận tình và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Luật Nguyễn Hưng luôn tự tin giải quyết tốt các vụ việc ly hôn. Cam kết tiết kiệm thời gian và chi phí!

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00