090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào?

Bạo lực gia đình chiếm 80% số vụ ly hôn hàng năm, trung bình xảy ra 70 vụ một ngày, hơn 80% là do nam giới gây ra. Bạo lực gia đình gây ra rất nhiều hậu quả không tốt, cần phải được lên án và phải có những hình phạt thích đáng. Bài viết dưới đây Luật Nguyễn Hưng sẽ làm rõ về các hành vi bạo lực gia đình và mức xử phạt chi tiết.

Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực là hành vi dùng sức mạnh thể chất, tác động vật lý lên một hay nhiều người với mục đích gây thương vong cho người nào đó. Bạo lực gia đình được giải thích ở khoản 2 Điều 1 luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”

Bạo lực gia đình là gì?
Bạo lực gia đình là gì?

Có thể thấy, luật quy định bạo lực tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, bạo lực không chỉ gây tổn hại về mặt thể chất mà còn gây thiệt hại về tinh thần bằng những lời nói, cử chỉ, hành vi làm tổn thương, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm hoặc tâm lý của người khác. Hoặc gây thiệt hại về kinh tế, xâm phạm đến các quyền và lợi ích về kinh tế của các thành viên trong gia đình.

Thực trạng bạo lực gia đình hiện nay ở nước ta

Năm 2021, bạo lực gia đình thường thấy nhất là giữa người chồng đối với vợ, phần lớn lí do ly hôn hiện nay là do người vợ bị bạo lực về thể xác và tinh thần. Người chồng dùng bạo lực với vợ thường mang tư tưởng phong kiến, gia trưởng, độc đoán, đây là kiểu bạo lực phổ biến và đáng bị lên án nhất. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn bạo lực giữa người vợ đối với người chồng cũng không còn xa la, người vợ dùng lời lẽ để chửi mắng, xúc phạm người chồng hay dùng những cử chỉ thô bạo. Bạo lực giữa vợ, chồng đang có xu hướng tăng nhanh và là vấn đề đáng báo động trong xã hội, gây ra những tổn thương, thậm chí là cướp đi tính mạng của vợ, chồng.

Nếu bạn cảm thấy hôn nhân đã đổ vỡ và không thể tiếp tục, bạn muốn được giải thoát, muốn ly hôn ngay. Hãy thuê ngay luật sư ly hôn giỏi tại TPHCM.

Bên cạnh vợ, chồng thì mối quan hệ gia đình còn có con cái. Việc cha mẹ giáo dục con cái là quyền lợi và trách nhiệm được pháp luật và xã hội ủng hộ nhưng có nhiều gia đình cha mẹ lại lợi dụng việc dạy dỗ để bạo lực con cái mình. Cha mẹ thường có quan niệm phải dùng lời lẽ thật nặng, đe dọa, dùng bạo lực thì con cái mới nghe lời, việc chửi bới con cái là chuyện xảy ra thường ngày và nhiều người còn cho rằng nên như vậy. Hành vi này không làm con trẻ tiến bộ hơn mà ngược lại còn khiến cho trẻ em bị tổn thương về mặt tinh thần, thể xác, ảnh hưởng đến tư duy, sự phát triển của trẻ.

Hoặc ngược lại, vấn nạn con cái bạo lực với cha mẹ của mình, không phụng dưỡng cha mẹ, không tôn trọng ông bà, ham chơi, đua đòi hư hỏng hoặc vô tâm, bỏ mặc cha mẹ. Có những người còn dùng sức mạnh để đánh đập cha mẹ mình, chửi mắng, sỉ nhục. Điều này phản ánh về sự xuống cấp của đạo đức.

Nhìn chung, bạo lực gia đình đã tồn tại từ lâu trong xã hội, nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi hay những người yếu thế trong gia đình. Những năm vừa qua, truyền thông báo chí đưa tin rất nhiều về vấn nạn này, tỷ lệ thương vong cao, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội, một xã hội muốn phát triển thì mỗi gia đình trong xã hội đó phải là một tế bào tốt. Mỗi thành viên trong gia đình đều có các quyền và nghĩa vụ cơ bản, việc dùng bạo lực không được khuyến khích trong mối quan hệ gia đình.

Infographics về bạo lực gia đình
Infographics về bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

>> Xem thêm: 10 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam hiện nay tăng cao

Ví dụ về bạo lực gia đình

Ví dụ về bạo lực giữa cha mẹ đối với con cái. Các bậc cha mẹ thường muốn những điều tốt đẹp cho con mình, thế nhưng có những trường hợp cha mẹ lại dùng bạo lực lên con trẻ.

Có thể thấy, vấn nạn bạo lực trẻ em đang ở mức báo động, rất nhiều gia đình lựa chọn phương pháp giáo dục con cái bằng đòn roi, cha mẹ thường xuyên đánh đập, chửi mắng, gây áp lực lên con cái, xem con cái là một công cụ để thực hiện mục đích của cha mẹ, thậm chí có nhiều người còn xem con cái mình như một công cụ tình dục.

Trẻ em cần được lớn lên và nuôi dưỡng trong môi trường giáo dục lành mạnh. Các bậc phụ huỵnh phải nhận biết được những áp lực vô hình mà mình đã gây ra, có thể là những hành vi sau:

  • Thường xuyên trách mắng con trẻ, khi có một sự việc xảy ra cha mẹ hay phê phán con cái nhiều hơn là an ủi, động viên hoặc khen ngợi.
  • Cha mẹ quản lý, kiểm soát mọi hoạt động của con quá chặt chẽ, bó buộc con.
  • Dạy con những tư tưởng không phù hợp, quá tiêu cực và kiềm hãm sự phát triển của trẻ bằng lối suy nghĩ của cha mẹ.
  • So sánh con cái với những bạn cùng lứa tuổi.
  • Đặt ra mục tiêu quá sức đối với con.
  • Cha mẹ có xu hướng dễ nổi nóng, mất bình tĩnh.
  • Không lắng nghe ý kiến của con trẻ.
  • Dùng đòn roi khi trẻ không nghe lời, không làm đúng ý ba mẹ.
  • Bắt trẻ con làm việc nặng nhọc, quá sức…

>> Tham khảo: Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì, mất bao lâu, thẩm quyền giải quyết?

Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả gì?

Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có các quyền cơ bản về con người, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe và tính mạng. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, cho gia đình và cho xã hội.

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng đến đạo đức con người, gây mất đoàn kết trong gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, tinh thần, sức khỏe và tính mạng của thành viên trong gia đình. Gia đình có nguy cơ tan vỡ, vợ chồng ly hôn, con cái phân ly.

Nói rộng ra hơn, bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trật tự xã hội, phản ánh tình trạng không bền vững của những gia đình trong xã hội đó, con cái sẽ là nạn nhân của bạo lực gia đình, dẫn đến sự phát triển không hoàn thiện của trẻ con, thế hệ con cái có thể sẽ lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà mình đã được chứng kiến.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt như thế nào?

Hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiệm trọng.

Căn cứ Điều 42 luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”

Hy vọng bài viết trên của Luật Nguyễn Hưng sẽ đem lại những kiến thức cần thiết về vấn đề bạo lực gia đình là gì, các hành vi bạo lực là gì và mức xử phạt. Bạo lực gia đình gây ra rất nhiều hậu quả xấu. Chúng ta hãy trang bị những kiến thức cần thiết về pháp luật để phòng tránh và tố giác các hành vi bạo lực gia đình nhé!

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00