090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ có bị làm sao không?

Thực trạng đăng hình ảnh người khác lên facebook để đòi nợ là khá phổ biến hiện nay. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, càng gần thời điểm cuối năm thì thực trạng này càng xảy ra nhiều hơn. Việc tự ý đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ có phạm pháp không? Đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ bị xử lý như thế nào? Bị người khác đăng ảnh lên facebook để đòi nợ thì phải làm gì? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể những câu hỏi sau trong bài viết dưới đây.

Thực trạng đăng hình ảnh người khác lên facebook để đòi nợ hiện nay

Đăng hình ảnh người khác lên facebook để đòi nợ là tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay. Hầu hết những kiểu đòi nợ trên facebook diễn ra với những nick ảo, các đối tượng đòi nợ trên facebook thường lập rất nhiều nick ảo, sau đó đi bình luận, nhắn tin, tag facebook để đòi nợ người vay tiền.

Người đi vay bị đăng hình ảnh hay nội dung đòi nợ trên mạng xã hội xuất phát từ việc nạn nhân vay tiền hoặc có người thân vay tiền nhưng đã quá hạn mà chưa thanh toán, hoặc có thể do nạn nhân bị đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền.

Việc bị các đối tượng đòi nợ đăng hình ảnh, thông tin cá nhân lên mạng xã hội gây ra nhiều phiền toái cho người đi vay, thậm chí cả người thân của họ. Đặc biệt trong thời buổi tín dụng đen hoạt động mạnh mẽ trở lại.

Đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ có bị làm sao không?
Đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ có bị làm sao không?

Tự ý đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ có phạm pháp không?

Có thể thấy hình ảnh của cá nhân thuộc về bí mật cá nhân, đời sống riêng tư của cá nhân mà theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân là bất khả xâm phạm và được phép luật bảo vệ. Việc thu thập, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Cùng với đó pháp luật ghi nhận, nếu phát hiện người khác sử dụng hình ảnh của mình mà không xin phép thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định pháp luật.

Như vậy, rõ ràng pháp luật Việt Nam đã quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, bất cứ cá nhân, tổ chức nào muốn sử dụng hình ảnh của người khác thì phải được sự đồng ý của họ nếu không sẽ phải bồi thường thiệt hại và tùy mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

>> Tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật

Đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ bị xử lý như thế nào?

Xử lý hành chính

Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người có vay tiền và có trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi “thu thập, và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý”, mức phạt tiền trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm và 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm.

Trường hợp người bị đăng ảnh lên mạng xã hội không phải là người nợ tiền mà bị ghép ảnh và đe dọa, quấy rồi thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi “chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, mức phạt trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm, 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.

Xử lý hình sự

Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người nợ tiền thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 155 BLHS2015 về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp người bị đăng hình ảnh lên mạng xã hội không phải là người vay tiền mà bị bịa đặt thông tin thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 BLHS2015 với hành vi bịa đặt/loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất đối với hành vi này là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 01 năm đến 03 năm.

Những câu hỏi thường gặp

Đăng ảnh con nợ lên facebook để đòi nợ khiến người đó tự tử thì bị xử lý như thế nào?

Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị cấu thành tội làm nhục người khác.

Khung 1: Mức xử phạt: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Khung 2: Tội làm nhục người khác trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Làm nạn nhân tự sát.

Bị người khác đăng ảnh lên facebook thì nên làm gì?

Người bị bêu ảnh trên Facebook để đòi nợ có thể tố giác tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án Hình sự theo căn cứ quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Người đăng hình ảnh người khác lên mạng xã hội để đòi nợ có thể bị khởi tố hình sự về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Theo đó, trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác cũng như thủ tục giải quyết tố giác được quy định tại Điều 145 và Điều 146 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Quy định chi tiết tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Ngoài việc tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền, người bị đăng ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm còn có thể gửi đơn kiện đến TAND. Trong đơn khởi kiện cần nêu rõ, quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là quyền hình ảnh, nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện là TAND cấp huyện – nơi người tự ý đăng ảnh lên Facebook, zalo cư trú, làm việc.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Đăng ảnh người khác lên facebook để đòi nợ có bị làm sao không?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00