090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác ở mức độ nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính. Mức độ nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phát tán ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội có bị phạt tù hay không? Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác sẽ bị xử lý như thế nào theo luật hình sự mới nhất? Tất các các vấn đề này sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp trong bài viết sau đây.

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hiểu như thế nào?

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có thể hiểu là hành vi dùng những lời lẽ khó nghe, thô tục hay những hành động quá đáng, bỉ ổi mang tính sỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của người khác nhằm mục đích làm giảm uy tín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của đối phương.

Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Cấu thành tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Hiện nay Bộ luật hình sự không quy định về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Tuy nhiên, bộ luật này quy định về tội tương tự là tội làm nhục người khác.

Về mặt khách quan

Người phạm tội này có những hành vi cụ thể như cố tình dùng lời lẽ, hành động không nhân văn, thô bỉ để lăng mạ, miệt thị người khác, có những hành động quá khích, vô văn hóa để xúc phạm người khác

Người phạm tội này có thể có những hành vi công khai trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người khác hay các phương tiện trung gian để gây ảnh hưởng đến đối phương, tung tin đồn xấu để hạ thấp uy tín, danh dự của người khác.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội ý thức được hành vi của mình là không đúng, gây ảnh hưởng xấu đến người khác nhưng vẫn cố tình thực hiện các hành vi phạm tội.

Người phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.

Về mặt khách thể

Người có hành vi làm nhục người khác là đang xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự của người khác.

Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội làm nhục người khác là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sư theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Tội vu khống là gì? Tội vu khống người khác bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Xử phạt hành chính

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông.

Điều 99. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

Ngoài ra, tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP còn quy định xử phạt hành chính đối với hành vi này tại Điều 100, 101, 102.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bộ luật hình sự quy định tội làm nhục người khác tại Điều 155, tội này được phân thành 03 khung hình phạt, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> Xem thêm: Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử lý như thế nào?

Phát tán ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Hành vi phát tán ảnh nhạy cảm của người khác lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tại nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đã quy định về những hành vi cấm, trong đó cấm hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cấm hành vi xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Người phạm tội còn có thể bị xử phạt thêm tội phát tán văn hóa phẩm đồi trụy.

Phát tán ảnh nóng người khác lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
Phát tán ảnh nóng người khác lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Người phạm tội có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật định, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng đố với hành vi tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ thục của dân tộc. Phạt tiền từ 20,000,000 đồng đến 30,000,000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyê tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
  • Chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 của Bộ luật hình sự, mức thấp nhất là bị phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 30,000,000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, mức cao nhất là bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị khởi tố thêm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 của Bộ luật hình sự.

Ngoài ra, nạn nhân bị làm nhục còn có thể yêu cầu người phạm tội bồi thường thiệt hại, tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại theo Bộ luật dân sự.

>> Tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua hotline: 090 2077 959

Nên làm gì khi bị người khác đe dọa tung ảnh nóng, video nhạy cảm lên mạng

Đầu tiên, nên bình tĩnh tìm hiểu thêm mục đích đe dọa tung ảnh, video nhạy cảm của người phạm tội.

Sau khi xác định được mục đích của người phạm tội, bạn nên làm đơn tố giác tội phạm gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền, kèm theo các chứng cứ bạn thu thập được.

Khi tiếp nhận được đơn tố giác, cơ quan điều tra sẽ tiến hành thụ lý đơn, thu thập thêm chứng cứ và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự luôn tiếp nhận tư vấn giải đáp các vấn đề về pháp luật hình sự của quý khách hàng. Cảm ơn quý khách đã luôn đồng hành và tin tưởng sử dụng Luật Nguyễn Hưng.

Trân trọng./.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00