090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội vu khống là gì? Tội vu khống người khác bị xử phạt như thế nào?

Hành vi vu khống là gì? Tội vu khống người khác bị xử phạt như thế nào theo quy định của luật hình sự mới nhất? Phải làm gì khi bị đưa những hình ảnh, thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Vu khống là gì?

Vu khống là hành vi bịa đặt chuyện xấu, vu oan, loan truyền những thông tin không đúng sự thật của người nào đó nhằm làm mất danh dự, uy tín, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Tội vu khống bị xử phạt như thế nào?
Tội vu khống bị xử phạt như thế nào?

Các yếu tố cấu thành tội vu khống

Về mặt khách quan

Người phạm tội vu khống thường có các hành vi bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, cụ thể các hành vi như:

– Bịa đăt: là hành vi đặt ra một chuyện không có thực, bịa với mục đích xấu, xuyên tạc sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm người khác.

– Loan truyền: là hành vi đồn đãi, truyền đạc thông tin bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho nhiều người biết về những thông tin sai trái.

– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền: Người phạm tội dù biết rõ người mình tố giác không có hành vi vi phạm, câu chuyện là do bản thân tự bịa đặt, không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo người đó trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội vu khống với lỗi cố ý, người phạm tội này nhận thức được hành vi của mình là không đúng, làm ảnh hưởng đến người khác nhưng vẫn cố tình phạm tội.

Về mặt khách thể

Người phạm tội này có các hành vi làm xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, sức khỏe và có thể là ảnh hưởng đến tính mạng của người khác.

Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội vu khống là người có đủ khả năng nhận thức điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật quy định.

>> Tham khảo: Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Tội vu khống theo quy định Bộ luật Hình sự mới nhất

Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 156. Tội vu khống

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt của tội vu khống

Phạt hành chính

Tùy vào hành vi, phương tiện và mức độ của người phạm tội sẽ có các quy định xử phạt hành chính khác nhau, điển hình như các trường hợp được quy định tại:

– Tại điểm I khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CPngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

– Tại điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông:

Điều 99. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

– Tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông:

Điều 101: Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

– Tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông:

Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Phạt tù

– Người phạm tội vu khống, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nếu thực hiện các hành vi như: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh sự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

– Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với các trường hợp như: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ quyền hạn; đối với 02 người trở lên; đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;…

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người phạm tội oa các hành vi sau: Phạm tội vì động cơ đê hèn; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10,000,000 đồng đến 50,000,000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> Tham khảo: Dịch vụ luật sư hình sự – bào chữa cho thân chủ tại các cấp tòa án.

Cách xử lý khi bị đưa những hình ảnh, thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội?

Hành vi sử dụng hình ảnh của người khác để loan truyền, bịa đặt những thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.

Cách xử lý khi bị đưa hình ảnh thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội
Cách xử lý khi bị đưa hình ảnh thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội

Khi gặp trường hợp này, chúng ta nên bình tĩnh ghi nhận lại tất cả nội dung bị đăng lên bằng cách chụp lại hình ảnh, ghi âm lại các chứng cứ để làm đơn tố cáo, tố cáo trực tiếp và giao nộp cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Cơ quan điều tra sẽ tiếp nhận mọi thông tin tố giác tội phạm, tổ chức điều tra, thu thập thêm chứng cứ và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và đúng pháp luật.

Tố cáo về tội vu khống người khác như thế nào?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho có quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi có căn cứ cho rằng bản thân đang bị một hay một số đối tượng vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm bằng các hành vi bịa đặt, loan truyền những thông tin không đúng sự thật về mình, thì nên làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Đơn tố cáo phải nộp kèm theo các chứng cứ chứng minh việc bị vu khống. Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00