090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử lý như thế nào?

Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì? Những hành vi quấy dối nào được coi là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Mức xử phạt đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào? Cách xử lý, tố cáo hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc rao sao? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Theo khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2020, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?

Hành vi nào được coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Hành vi quấy rồi mang tính thể chất

Quấy rối tình dục bằng hành vi mang tính thể chất, gồm: Hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục như là cố tình đụng chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm.

Hành vi quấy rối bằng lời nói

Quấy rối tình dục bằng lời nói, gồm: Lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục, có thể bao gồm những nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng ngụ ý về tình dục như những truyền cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng họ tới. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân, riêng tư một cách liên tục.

Hành vi quấy rối mang ngôn ngữ cơ thể

Quấy rối tình dục phi lời nói, gồm ngôn ngữ cơ thể: trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử như là nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, các cử chỉ của các ngón tay… Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, các tin nhắn liên quan tới tình dục…

Những hành vi nào không bị coi là quấy rối tình dục tại công cở?

Các hành vi không được xem là quấy rối tại nơi làm việc gồm: Những lời khen hoặc khích lệ thông thường được chấp nhận, hoặc phù hợp về văn hoá, đạo đức xã hội.

Mức xử phạt đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Nếu người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà hành vi mang tính chất nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị phạt tù 01-05 năm, cụ thể là Tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015_ sửa đổi, bổ sung 2017.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>> Xem thêm: Sàm sỡ là hành vi gì? Tội sàm sỡ phụ nữ bị xử lý như thế nào?

Xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào?

Theo Điều 118 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động buộc phải quy định các nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trình tự, thủ tục xử lý các hành vi này vào nội quy lao động. Trong đó, doanh nghiệp sẽ phải quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc cùng hình thức xử lý kỷ luật đối với người thực hiện hành vi đó (căn cứ khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thế nào?
Xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thế nào?

Theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật lao động 2020, đối với cơ sở làm việc mà có người quấy rối tình dục tại đây thì cơ sở đó sẽ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với hành vi này.

Trường hợp nếu người thực hiện hành vi quấy rối tình dục chính là người sử dụng lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động.

Cách tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Đối với người sử dụng lao động để tránh tình trạng không thể xử lý hành vi quấy rối tình dục, người sử dụng lao động nên chủ động đưa ra quy định chi tiết liên quan đến vấn đề này ở trong nội quy lao động. Người bị quấy rối nên lưu giữ lại các bằng chứng để tố cáo lên người có thẩm quyền giải quyết, có thể tố cáo trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đối với người khiếu nại thì điều đầu tiên, xác định xem họ muốn xử lý một cách chính thức hay không chính thức. Bất kể lựa chọn của họ là gì, bạn sẽ phải điều tra. Tiếp theo, hãy kiểm tra xem trong NQLĐ đã có chính sách chống quấy rối, bắt nạt hoặc quan hệ tình dục chưa, và có các chi tiết tương đồng với vấn đề mà người khiếu nại đang gặp phải không. Hãy ghi chú lại cuộc trò chuyện với nhân viên bị quấy rối, và gửi lại cho họ qua email kèm đề nghị xác nhận nội dung cuộc trò chuyện đã đúng thông tin mà họ cung cấp. Chú ý: hỏi xem liệu họ có muốn văn bản hóa mọi khâu không.

Nếu người bị khiếu nại là nhân sự cốt cán trong công ty thì bạn phải gạt hiệu suất công việc hoặc thâm niên sang một bên. Nếu bỏ qua các quy định của pháp luật, bạn vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý vừa phải chịu trách nhiệm gián tiếp đối với các khiếu nại về phân biệt giới tính, phân biệt đối xử (có thể rất tốn kém) nếu nạn nhân quyết quyết truy cầu công bằng. Bất kể người khiếu nại có yêu cầu bạn xử lý chính thức hay không, bạn vẫn có quyền quyết định tổ chức một buổi điều trần nếu bạn tin rằng hành vi bị tố cáo đạt ngưỡng đó. Bạn cần cho người khiếu nại biết rằng công ty sẵn sàng hành động trong khả năng.

Nếu quý đọc giả cần giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan tới hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00