090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả điều 207 Bộ luật hình sự

Tiền giả là gì? Quy định của pháp luật về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như thế nào? Các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt của tội làm tiền giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả ra sao? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tiền giả là gì?

Tiền giả là tiền được sản xuất mà không có chế tài pháp lý của Nhà nước hoặc Chính phủ. Theo quy định luật pháp, mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau về tiền giả. Chẳng hạn như ở Việt Nam, tiền giả được hiểu là tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành (theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ tiền Việt Nam).

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả điều 207 Bộ luật hình sự
Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả điều 207 Bộ luật hình sự

Quy định của pháp luật về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Hành vi làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ tiền Việt Nam.

Thêm vào đó, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:

Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Các dấu hiệu pháp lý của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả:

Mặt khách quan

–  Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật.

–  Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào.

–  Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…).

–  Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…).

Khách thể

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quy định của Nhà nước về quản lý tiền tệ.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

Hình phạt tội làm tàng trữ vận chuyển lưu hành tiền giả

Hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách hiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Theo quy định của pháp luật người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự, tùy thuộc vào giá trị tiền giả tương ứng khi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành mà mức phạt đối với tội này được chia thành 04 trường hợp như sau:

Trường hợp 1

Phạt tù từ 03 – 07 năm trong trường hợp có đủ các yếu tố cấu thành tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.

Trường hợp 2

Phạt tù từ 05 – 12 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 – dưới 50 triệu đồng.

Trường hợp 3

Phạt tù từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng trên 50 triệu đồng.

Trường hợp 4

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

>> Xem thêm: Tội sản xuất buôn bán hàng giả có bị phạt tù không?

Câu hỏi thường gặp

Vô ý sử dụng tiền giả mà không biết có bị xử phạt không?

Mặt chủ quan của tội lưu hành tiền giả là người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Do đó, hành vi vô ý sử dụng tiền giả nếu như có chứng cứ chứng minh được người thực hiện không hề có lỗi trong việc sử dụng thì người đó có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mua tiền giả với mục đích để trang trí có vi phạm pháp luật không?

Hành vi mua tiền giả để trang trí là hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả, do đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự.

Ra gửi tiền ngân hàng vô ý bị lẫn tiền giả mà không biết thì có đổi được không?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh), Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Sở Giao dịch), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Như vậy, khi ra gửi tiền Ngân hàng mà vô ý bị lẫn tiền giả thì Ngân hàng sẽ thu giữ tiền giả này theo quy định của pháp luật. Việc lưu hành tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật, do đó người gửi có lẫn tiền giả không những không đổi được tiền mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung giải đáp của chúng tôi về “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả“. Hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý khách. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00