Mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu là hành vi gì? Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được pháp luật quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự? Các yếu tố cấu thành tội phạm và khung hình phạt chi tiết về tội danh này ra sao? Hãy tham khảo bài viết này của Luật Nguyễn Hưng để biết thêm chi tiết.
Mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu là hành vi gì?
Mua chuộc là hành vi dùng lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để lôi kéo người khác về phía mình. Cưỡng ép là hành vi đe dọa, ép buộc hay gây áp lực tâm lý lên người khác, khiến họ phải hành động trái với ý muốn hoặc lợi ích của họ.
Người nào có hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch dịch thuận xuyên tạc, thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 384 của Bộ luật Hình sự 2015.
Quy định của pháp luật về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu như thế nào?
Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được quy định tại Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015, gồm 02 khung hình phạt cụ thể như sau:
“Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.”
>> Xem thêm: Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu (điều 383)
Các yếu tố cấu thành tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
Mặt khách quan
– Đối với hành vi mua chuộc: Người phạm tội dùng những lợi ích vật chất, lợi ích khác để lôi kéo người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu, mua chuộc người khác để ra kết luận gian dối, dịch thuật xuyên tạc….
– Đối với hành vi cưỡng ép: Người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng những thủ đoạn khác nhằm khiến cho người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật sợ hãi, gượng ép phải thực hiện những hành vi trái với ý muốn của họ, trái với sự thật của vụ án.
Khách thể của tội phạm
Hành vi của người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng. Xâm phạm đến tính độc lập, trung thực, khách quan khi tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng. Xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay những người tham gia tố tụng khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý. Người phạm tội vì nhiều động cơ khác nhau nhằm mục đích làm cho người bị mua chuộc hay bị cưỡng ép phải khái báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật. Biết rõ hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
Người bị mua chuộc hay cưỡng ép thực hiện hành vi cung cấp tài liệu chứng cứ sai sự thật hoặc khai báo gian dối thực hiện hành vi với lỗi cố ý hoặc vô ý.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này được quy định cụ thể: Người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
Các chủ thể trên cũng phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khung hình phạt về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được quy định tại Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể các khung hình phạt như sau:
Khung một (Khoản 1)
Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Khung hai (Khoản 2)
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nguyễn Hưng về “Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu“. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.
Trân trọng ./.