Nhận hối lộ là gì? Tội nhận hối lộ được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự? Nhận hối lộ với số tiền hơn 1 tỷ đồng bị xử phạt như thế nào? Khung hình phạt của tội nhận hối lộ theo pháp luật hiện hành? Hãy cũng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nhận hối lộ là hành vi gì?
Hối lộ là hành vi đưa tiền, vật có giá hoặc những lợi ích khác khiến cho người nhận cảm thấy vui vẻ, hài lòng nhằm thực hiện công việc giúp người hối lộ đạt được mục đích trái pháp luật.
Nhận hối lộ là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp nhận hoặc sẽ nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác hay gián tiếp nhận thông qua bên trung gian để làm, không làm hay sẽ làm một hay nhiều việc có lợi cho bên đưa hối lộ một cách trái pháp luật.
Tội nhận hối lộ được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự?
Nhận hối lộ là một trong những hành vi tham nhũng gây nguy hiểm cho xã hội. Tội nhận hối lộ là tội phạm về chức vụ, được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 354. Tội nhận hối lộ
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
>> Xem thêm: Tội môi giới hối lộ
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
Khách thể tội phạm
Khách thể của tội này là hoạt động của cơ quan, tổ chức, xâm phạm đến trật tự, tính hợp pháp do Nhà nước quy định. Tội này còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức bị thiệt hại vì hành vi hối lộ và nhận hối lộ.
Mặt khách quan của tội phạm
Tội nhận hối lộ có các hành vi khách quan:
– Người phạm tội có hành vi nhận hoặc chuẩn bị nhận lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung gian;
– Nhận lợi ích cho bản thân hoặc cho người, tổ chức khác;
– Nhận hối lộ để làm, không làm hoặc sẽ làm một việc có lợi cho bên hối lộ.
Chủ thể của tội phạm
Người phạm tội này là người có chức vụ, quyền hạn. Đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật, nhìn thấy được hậu quả xảy ra nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cho tổ chức.
Khung hình phạt của tội nhận hối lộ
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 với 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Ngoài ra, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì cũng sẽ bị xử lý theo quy định của Điều này.
Khung 1: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Lợi ích phi vật chất.
Khung 2: bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
+ Có tổ chức;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Khung 3: bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Khung 4: bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>> Xem thêm: Hành vi nhận tiền sửa điểm thi tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp về tội nhận hối lộ
Tội nhận hối lộ có được hưởng án treo không?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì điều kiện để người bị kết án được hưởng án treo gồm:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm;
– Có nhân thân tốt;
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên:
– Có nơi cú trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định;
– Xét thấy có khả năng tự cải tạo, không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, nếu người phạm tội nhận hối lộ bị tuyên xử phạt tù không qua 03 năm và thỏa mãn đủ các điều kiện để được hưởng án treo thì có thể được cho hưởng án treo.
Nhận hối lộ với số tiền hơn 1 tỷ đồng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự thì đối với hành vi nhận hối hộ mà của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Nhận quà có giá trị trên 2 triệu đồng có phạm tội nhận hối lộ không?
Đối với hành vi nhận quà có giá trị trên 2.000.000 đồng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Trên đây là chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về tội nhận hối lộ. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật sư.
Trân trọng ./.