Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là gì? Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có phải bồi thường không? Luật Nguyễn Hưng sẽ tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây kèm theo ví dụ dễ hiểu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là gì?
Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là hành vi của một người tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhưng cho rằng thiệt hại đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn để mặc cho sự việc xảy ra.
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được pháp luật quy định thế nào?
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định tại điều 180 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung năm 2017:
“Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác, tùy thuộc vào trị giá tài sản mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cấu thành tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Mặt khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi: Có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Được thể hiện như làm mất, làm hư hỏng tài sản… của người khác.
+ Về hậu quả: Thiệt hại tài sản phải đến mức độ nghiêm trọng (từ 100.000.000 đồng trở lên) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin).
>> Xem thêm: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
Ví dụ về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Ví dụ 01: A mượn xe mô tô của B mới mua (xe mua với giá 150.000.000 đồng), do A không khoá xe để kẻ trộm lấy mất. Hành vi của A là vô ý làm mất xe của B, với trị giá tài sản khoảng 150.000.000 đồng. Do đó, hành vi này của A đã đủ yếu tố cấu thành của tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” theo khoản 1 Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Ví dụ 02: Anh A đến thi công làm cửa sắt tại nhà của ông B, do bất cẩn trong lúc hàn cắt kim loại không tiến hành cách ly, che chắn lại bằng vật liệu chống cháy tại khu vực hàn điện có vật liệu dễ cháy, để tia hàn điện rơi vào thùng xốp dẫn đến gây thiệt hại là cháy toàn bộ căn nhà của ông B, thiệt hại hơn 500.000.000 đồng. Hành vi của A là lỗi vô ý, gây thiệt hại cho tài sản của người khác trên 500.000.000 đồng. Do đó hành vi này của A đã đủ yếu tố cấu thành của tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” theo khoản 2 Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
>> Xem thêm: Phá hoại tài sản của người khác trên 2 triệu có bị phạt tù không?
5. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có phải bồi thường không?
Mức hình phạt của tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” theo Điều 180 Bộ luật Hình sự sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Khung một (khoản 1)
Có mức hình phạt là bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
Khung hai (khoản 2)
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Thêm vào đó, căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi:
“Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”
Đồng thời, căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, ngoài trách nhiệm hình sự, người phạm tội “Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản” còn phải chịu trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra, cụ thể bồi thường thiệt hại vật chất là trị giá tài sản do lỗi vô ý của mình gây ra.
Hy vọng bài viết này mang lại những kiến thức hữu ích dành cho quý độc giả. Mọi vướng mắc về pháp lý cần được tư vấn quý khách vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được giải đáp nhanh nhất.