090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước

Thiếu trách nhiệm là từ để chỉ một cá nhân hay nhiều cá nhân khi được giao nhiệm vụ, có trách nhiệm phải làm tốt công việc của mình nhưng đã không làm hoặc làm không hết trách nhiệm theo đúng chức năng, quyền hạn của mình. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là hành vi gì? Khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là hành vi gì?

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là hành vi cá nhân thực hiện không hết nhiệm vụ hoặc không thực hiện nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, làm mất mát, hư hỏng, lãng phí hoặc hao hụt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước mà mình có nhiệm vụ quản lý.

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước

Pháp luật quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?

Người có hành vi phạm tội về việc thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi phạm tội của mình đủ cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định tại Điều 179 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Dấu hiệu của tội phạm

Chủ thể

Chủ thể của tội này là người có đầy đủ năng lực hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự.

Người phạm tội này thường là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Người được giao nhiệm vụ có thể là cán bộ, viên chức hoặc nhân viên của doanh nghiệp.

Khách thể

Người phạm tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Những tài sản mà người phạm tội xâm phạm do người phạm tội trực tiếp quản lý, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý. Do sự thiếu trách nhiệm mà dẫn đến thiệt hại tài sản mà mình đang được giao nhiệm vụ quản lý.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này bao gồm: hành vi của người phạm tội; thiệt hại vật chất nghiêm trọng; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.

– Hành vi của người phạm tội là không thực hiện hoặc thực hiện không đẩy đủ, thiếu trách nhiệm trong nhiệm vụ quản lý tài sản được giao.

– Tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị mất mát, hư hỏng, thất thoát, thiệt hại nặng nề.

– Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là do người phạm tội không thực hiện đẩy đủ nghĩa vụ của mình mới dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Ví dụ về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Ví dụ 1: B là thủ kho cho Công ty H, nhận được thông báo hôm nay có chuyến hàng sẽ nhập kho nhưng B  đã vội vàng nhận hàng mà không thực hiện việc kiểm tra chất lương, trọng lượng, số lượng hàng hóa. Ngày hôm sau, khi công ty H cử người xuống xuất hàng đi thì phát hiện ra hàng hóa đã nhập bị hư hỏng, gây thiệt hại nặng nề cho công ty.

Ví dụ 2: ông G là cán bộ của xã K, ông được giao nhiệm vụ tự giữ gìn các thiết bị làm việc của xã K như: máy tính bàn, máy chiếu, màn hình chiếu,…. Ngày 01/01/2022, khi ra về ông G đã không kiểm tra, tắt các thiết bị sau khi làm việc dẫn đến nhiều thiết bị đã hoạt động quá công suất và bị cháy, hư hỏng không thể sửa chữa được.

Khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định tại Điều 179 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với 03 khung hình phạt chính và khung hình phạt bổ sung, cụ thể:

Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

So sánh tội vô ý gây thiệt hại tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản

Giống nhau

Về mặt khách thể, cả hai tội này đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và đều gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.

Về mặt chủ quan, cả hai tội này đều thực hiện hành vi với lỗi vô ý.

Khác nhau

– Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chủ thể phạm tội là người được giao trách nhiệm phải bảo quản, trông coi tài sản đó. Khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm và còn có khung hình phạt bổ sung.

– Khách thể ở tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là quyền sở hữu tài sản là của một người nào đó bất kì. Khung hình phạt cao nhất ở tội này là phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và không có khung hình phạt bổ sung.

Trên đây là tư vấn về “Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp“. Hy vọng qua nội dung bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho quý độc giả. Mọi vướng mắc về pháp lý cần được tư vấn quý khách vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00