090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Nhặt được của rơi không trả lại người đánh mất phạm tội gì?

Thời gian gần đây xảy ra một số vụ việc nhặt được của rơi nhưng nhưng không trả lại người đánh mất gây bức xúc dư luận. Nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi là câu nói được truyền miệng qua nhiều thế hệ có phải là hành vi đúng đắn? Hành vi nhặt được của rơi không trả lại người đánh mất phạm tội gì, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Pháp luật quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như thế nào? Rút tiền trong thẻ tín dụng nhặt được của người khác có phạm tội không? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng tư vấn giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Quy định của pháp luật về phát hiện tài sản do người khác đánh rơi

Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Nhặt được của rơi không trả lại người đánh mất phạm tội gì?
Nhặt được của rơi không trả lại người đánh mất phạm tội gì?

Như vậy, khi nhặt được của rơi, nếu xác định được địa chỉ của người đánh rơi, bỏ quên, thì người nhặt được của rơi cần phải trả lại vật bị đánh rơi, bỏ quên cho chủ sở hữu. Nếu không có điều kiện để giao trả trực tiếp hoặc không xác định được chủ sở hữu thì ngưởi nhặt được của rơi cần giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an cấp xã nơi gần nhất để phía cơ quan xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhặt được của rơi không trả lại phạm tội gì?

Người nhặt được của rơi mà không trả lại cho chủ sở hữu có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Trường hợp nhặt được của rơi không trả lại bị phạt hành chính

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau:

“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

…”

Như vậy theo quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Ví dụ 01: A đi uống cà phê tại quán vỉa hè và thấy B đi qua làm rơi ví, nhưng A không kêu B lại để đưa ví cho B mà nhân lúc không có ai để ý đã nhặt ví của B mang về nhà và tiêu sài tiền trong ví của B. Hành vi của A là đã cất giữ và sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó là do hành vi vi phạm pháp luật (nhặt được nhưng không trả lại) của mình mà có. Do đó A có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trường hợp nhặt được của rơi không trả lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

– Ví dụ 02: Tương tự như ở ví dụ 01, nhưng ví tiền mà A nhặt được có 15.000.000 đồng. Vì giá trị tài sản A chiếm giữ là trên 10.000.000 đồng. Do đó A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản” theo quy định của Bộ luật Hình sự.

>> Xem thêm: Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác bị xử phạt thế nào?

Nên làm gì khi nhặt được tài sản của khác đánh rơi?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, tài sản bị đánh rơi được coi là tài sản không xác định được chủ sở hữu, tức là không biết ai là chủ của tài sản này.

– Trong trường hợp phát hiện ra tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, thì người nhìn thấy cần phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai nhằm tìm chủ sở hữu biết mà nhận lại tài sản đã đánh rơi. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

Hãy trả lại tài sản nhặt được cho người đánh mất
Trao trả tài sản nhặt được cho người đánh mất

– Cũng có trường hợp tài sản đánh rơi xác định được chủ sở hữu, tức là người nhặt được biết rõ ai là người đánh rơi. Ví dụ như đang đi đường thì thấy một người đi trước đánh rơi chìa khóa hoặc rơi một vật dụng nào đó từ chính người đó. Hay đồ đánh rơi tuy không tận mắt chứng kiến người làm rơi nhưng căn cứ vào tài sản đó có thể xác định được ai là chủ sở hữu như đánh rơi thẻ căn cước công dân, bằng lái xe, hộ chiếu… Thì trong trường hợp này, pháp luật quy định, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, cần phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho chính chủ.

Như vậy, trong tình huống nhìn thấy tài sản bị đánh rơi, dù là tài sản ít giá trị hay có giá trị lớn, thì việc cần làm lúc này là phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết để công khai tìm lại chủ sở hữu tài sản đó.

Rút tiền trong thẻ tín dụng nhặt được của người khác có phạm tội không?

Hiện nay, có rất nhiều người nhặt được thẻ tín dụng hoặc nhặt được thẻ ATM và rút tiền từ các thẻ này phục vụ cho mục đích tiêu sài, mua sắm. Tuy nhiên, đây đều bị coi là hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.

Mặc dù Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 không mô tả hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện như thế nào, song căn cứ vào thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản của Tòa án hiện nay thì trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp nêu trên thì những người nhặt được thẻ tín dụng, nhặt được thẻ ATM mà có hành vi rút tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ thì hoàn toàn có thể bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản.

Trên đây là tư vấn về “hành vi nhặt được của rơi không trả lại người đánh mất có phạm tội không?“. Hy vọng qua nội dung bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho quý độc giả. Quý khách đang cần tư vấn giải đáp về các vấn đề pháp lý khác từ luật sư. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00