090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Văn bản quy phạm pháp luật là gì, có mấy loại, thẩm quyền ban hành?

Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay bao gồm những gì, thẩm quyền ban hành là ai? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp ngắn gọn và dễ hiểu kèm theo ví dụ thực tiễn trong bài viết dưới đây.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tại điều 2, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật giải thích cụ thể như sau: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay

Văn bản quy phạm pháp luật được phân thành văn bản luật và văn bản dưới luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

– Hiến pháp của Quốc Hội.

– Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hôi với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật, nghị quyết của Quốc hội

– Quốc hội ban hành luật để quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tội phạm và hình phạt; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quốc phòng, an ninh quốc gia,…

– Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định về tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuôc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân…

Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

– Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội…

Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

– Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định: Tổng động viên hoặc động viên cục bộ , công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị q   uyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội

– Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch để quy định những vấn đề được luật giao.

Nghị định của Chính phủ

– Chính phủ ban hành nghị định để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước;…

Quyết định của Thủ tướng chính phủ

– Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định để quy định: Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ…

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dấn tối cao

– Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dấn tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.

Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.

Thông tư liên tịch của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

Thông tư của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ…

Quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

– Tổng kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định: Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong van bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…

Nghị quyết của hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

– Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luạt này và các luật khác có liên quan.

– Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?

– Chính phủ ban hành nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao (Điều 18 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

– Chính phủ ban hành Nghị định (Điều 19 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

Ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật

– Hiến pháp 2013.

– Bộ luật dân sự 2015.

– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.

– Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.

– Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước.

Hy vọng qua bài viết này của Luật Nguyễn Hưng, quý độc giả đã phần nào hiểu rõ hơn về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật là gì và hệ thống văn bản QPPL hiện nay ở nước ta hơn.

5/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00