090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Xét xử sơ thẩm là gì? Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Xét xử sơ thẩm là gì? Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án là gì? Nhiệm vụ của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như thế nào? Ý nghĩa của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ra sao? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề này trong bài viết.

Xét xử sơ thẩm là gì?

Xét xử sơ thẩm là việc Tòa án đưa vụ án ra xét xử ở cấp xét xử đầu tiên. Tùy vào tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau sẽ xác định Tòa án có thẩm quyền khác nhau.

Xét xử sơ thẩm là gì?
Xét xử sơ thẩm là gì?

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án

Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự)

Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tôi quy định tại các điều 123,125,126,227,278,279,280,282,283,284,286,287,288,337,368,369,370,371,399 và 400 của Bộ luật hình sự; các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh (khoản 2 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự)

Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về: Các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện ; vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vu án ở nước ngoài; vụ án hình sự thuộc quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Tại Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án:

“Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.”

Thẩm quyền của Tòa án quân sự

Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự giống với thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp Huyện. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án  hình sự giống với thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.

Tại Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự và Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.”

  • Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

Trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, kiểm tra hồ sơ. Nếu nhận thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án.

Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử được quy định tại Điều 274 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể khi nhận lại hồ sơ từ Tòa án thì Viện Kiểm sát là cơ quan ra quyết định chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 274. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử

Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.”

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cấp xét xử đầu tiên, tòa án có thẩm quyền thực hiện việc xét xử dựa trên kết quả của quá trình điều tra, quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử sẽ đưa ra bản án quyết định việc bị cáo có tội hay không có tội, quyết định việc định tội, mức độ hình phạt hoặc các quyết định tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?
Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì?

Nhiệm vụ của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Cấp sơ thẩm là cấp đầu tiên, do đó Tòa án có thẩm quyền sau khi nhận bản cáo trạng, hồ sơ vụ án và vật chứng phải tiến hành kiểm tra và xử lý. Trong thời hạn cho phép, Tòa án phải ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án sẽ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và đã có quyết định đưa ra xét xử. Sau các bước tố tụng theo quy định, dựa vào chứng cứ và quá trình tranh tụng Tòa án ra bản án quyết định các hành vi của bị cáo là có tội hay không có tội; áp dụng hình phạt hay không áp dụng hình phạt; các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ; trách nhiệm bồi thường thiệt hại;….

Trình tự, thủ tục của một phiên tòa xét xử sơ thẩm

Bước 1: Thủ tục bắt đầu phiên tòa (chuẩn bị khai mạc phiên tòa và khai mạc phiên tòa)

Thư ký Tòa án kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên tòa, phổ biến nội quy phiên tòa.

Thẩm phán chủ tọa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên tòa.

Bước 2: Tranh tụng

Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày các ý kiến. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định thứ tự hỏi của những người tham gia phiên tòa.

>> Dịch vụ luật sư tranh tụng uy tín chuyên nghiệp tại Tòa án các cấp.

Ý nghĩa của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Góp phần bảo vệ công lí, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ pháp chế;

Khắc phục hậu quả kịp thời cho nạn nhân và xã hội; sẽ giảm thiểu, cũng như sẽ không cần thiết phải xét xử lại vụ án ở cấp phúc thẩm, nếu như cấp sơ thẩm đã làm tốt nhiệm vụ của mình;

Thông qua việc xét xử và đặc biệt là qua xét xử công khai, giai đoạn xét xử sơ thẩm góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội;

Hoạt động xét xử tại phiên toà còn góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác.

Hy vọng bài viết trên đem lại những kiến thức hữu ích dành cho quý độc giả. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Vui lòng liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00