090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Xét xử vắng mặt bị cáo là gì? Các trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo

Xét xử vắng mặt bị cáo là gì? Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa được quy định như thế nào? Việc vắng mặt bị cáo tại phiên tòa gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến quá trình xét xử như thế nào? Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp nào? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Xét xử vắng mặt bị cáo là gì?

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Khi bị đưa ra xét xử, Tòa án có quyền triệu tập bị cáo để tiến hành xét xử. Có trường hợp bị cáo có việc bận đột xuất nên không thể tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, nếu bị cáo vắng mặt quá nhiều lần không có lý do mặc dù Tòa án đã thông báo từ trước hoặc thuộc trong những trường hợp pháp luật quy định xét xử vắng mặt thì bị cáo sẽ bị đưa ra xét xử về hành vi vắng mặt này. Hay còn gọi là xét xử vắng mặt bị cáo.

Xét xử vắng mặt bị cáo là gì?
Xét xử vắng mặt bị cáo là gì?

Xem thêm: Xét xử kín là gì?

Quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa

Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 và khoản 1 Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Điều 61: Bị cáo

  • Bị cáo có nghĩa vụ:
  • Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa

  • Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
  • Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
  • Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.

Hậu quả của việc vắng mặt bị cáo tại phiên tòa

Việc vắng mặt bị cáo tại phiên tòa gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến quá trình xét xử như:

  • Làm chậm tiến độ xét xử;
  • Do vắng mặt nên vụ án chưa thể giải quyết dẫn đến những vụ án sau bị trì trệ khiến tình hình xử lý tội phạm bị gián đoạn;
  • Nếu để bị cáo vắng mặt quá lâu, có thể thực hiện thêm nhiều hành vi tội phạm khác gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Các trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo

Căn cứ tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau:

  • Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
  • Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
  • Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
  • Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Các trường hợp xét xử văng mặt bị cáo
Các trường hợp xét xử văng mặt bị cáo

Xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự

Trường hợp thứ nhất

Trường hợp thứ nhất là trường hợp bị cáo bỏ trốn và việc truy nã không có kết quả. Nếu xác định được bị can đã bỏ trốn thì Tòa án phải yêu cầu Cơ quan điều tra Công an cùng cấp truy nã bị can; hết thời hạn chuẩn bị xét xử, không bắt được bị can, Thẩm phán ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án (không được xét xử vắng mặt vì bị cáo chưa được biết mình bị xét xử về tội gì – quyền bào chữa).

Trường hợp thứ hai

Trường hợp bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập. Vì khi bị cáo ở nước ngoài, Tòa án không thể triệu tập đến phiên tòa khác việc không thể triệu tập đến nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nên nếu xác định sau khi bị cáo nhận Quyết định đưa vụ án ra xét xử, đã không còn ở Việt Nam thì Tòa án sẽ xem đây là trường hợp bỏ trốn, đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã.

Trường hợp thứ ba

Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; Muốn được Tòa án chấp nhận thì bị cáo cần có đơn đề nghị của mình, có xác nhận hợp pháp, đồng thời sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử;

Nếu vắng mặt của bị cáo gây trở ngại cho việc xét xử thì phải áp giải bị cáo đến phiên tòa, hoặc ra Lệnh bắt tạm giam bị cáo để đảm bảo việc xét xử theo Luật định.

Trường hợp thứ tư

Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử. Lý do bất khả kháng là lý do ngoài ý muốn của bị cáo và không thể tránh né, khắc phục được. Vậy nên xác định lý do bất khả kháng rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa để áp dụng quy định xét xử vắng mặt, tránh việc lạm dụng để đẩy nhanh tiến độ giải quyết án tạo điều kiện cho bị cáo trốn tránh sự phán xét công khai tại Tòa án.

Nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có thể liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00