090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Cản trở hành hung nhà báo phóng viên bị xử lý như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức cố tình cản trở, đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp. Việc này không chỉ đe dọa đến sức khỏe, danh dự mà còn đe dọa đến tính mạng của các phóng viên, nhà báo. Chính vì vậy, pháp luật đã có những chế tài cụ thể để xử lý các hành vi vi phạm này. Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.

Quy định của pháp luật về nghiêm cấm hành vi hành hung nhà báo phóng viên

Hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật là hành vi bị nghiêm cấm, được pháp luật quy định tại khoản 12 Điều 9 Luật Báo chí 2016.

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cản trở hành hung nhà báo phóng viên tác nghiệp bị xử lý như thế nào?
Cản trở hành hung nhà báo phóng viên tác nghiệp bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính đối với hành vi đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên

Nghị định 119/2020/NĐ-CP và Nghị định 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định 04 mức xử phạt đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí như sau:

Mức 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.

Mức 2: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

Mức 3: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;

– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

Mức 4: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có bị xử lý hình sự không?

Các cá nhân, tổ chức có hành vi đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội đe dọa giết người… khi hành vi vi phạm của họ có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hành vi đe dọa, hành hung nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về vấn đề “Cản trở hành hung nhà báo phóng viên tác nghiệp bị xử lý như thế nào?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Trân trọng ./.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00