Thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ phóng hỏa đốt nhà người khác gây ra những hậu quả thương tâm. Phóng hỏa đốt nhà là một hành vi đặc biệt nguy hiểm vì đe dọa xâm phạm về tài sản và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Vậy phóng hỏa đốt nhà của người khác có bị xử lý hình sự không? Hãy cùng Luật Nguyễn Hưng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phóng hỏa đốt nhà của người khác là hành vi gì?
Phóng hoả đốt nhà là một trong những biểu hiện của hành vi Phá hoại tài sản, cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng phục hồi lại. Ngoài hành vi Phóng hoả đốt nhà, Phá hoại tài sản còn được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: đập phá đồ đạc, đốt cháy đồ, cố tình để mặc tài sản của người khác bị hỏng,…
Phân tích hành vi phóng hỏa đốt nhà của người khác
Về mặt khách thể
Hành vi phóng hoả đốt nhà người khác không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.
Vì vậy, nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người thì hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trở thành thủ đoạn của hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Về mặt chủ thể
Chủ thể của của tội này phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà ở đây là hành vi hủy hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Đồng thời, người thực hiện phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Bị truy cứu trách nhiệm hình sự mọi trường hợp với mọi khung hình phạt quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015.
Về mặt khách quan
Hành vi phạm tội, có thể hiểu:
+ Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Thiêu rụi một căn nhà 2 tầng, đốt cháy hoàn toàn một chiếc xe máy,…
+ Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được. Ví dụ: Tạc sơn lên xe ôtô, đập phá cửa kính của một toà nhà,…
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng chất độc, hoá chất,…
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Khác với những quy định của các Bộ luật Hình sự trước đây, BLHS 2015 không quy định hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm mà quy định những loại tài sản mà người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng đối với những tài sản này sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội này đó là: tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
Về mặt chủ quan
Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội có mục đích khác, còn việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích khác thì không phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
Phóng hỏa đốt nhà của người khác bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, cần xác định rõ hành vi phóng hoả đốt nhà của của người khác là cố ý hay vô ý, nguyên nhân, mục đích và mức độ thiệt hại của hành vi ra sao mà xác định hậu quả pháp lý của một người khi gây ra.
Phóng hỏa đốt nhà của người khác do lỗi cố ý
Hành vi đốt nhà của người khác do lỗi cố ý nếu cấu thành các yếu tố tại mục 2 thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Cụ thể như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
– Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Tài sản là bảo vật quốc gia;
– Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Để che giấu tội phạm khác;
– Vì lý do công vụ của người bị hại;
– Tái phạm nguy hiểm,
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phóng hỏa đốt nhà của người khác do lỗi vô ý
Căn cứ Điều 180 Bộ luật hình sự, quy định về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo tại tòa án uy tín chuyên nghiệp.
Nếu phóng hỏa đốt nhà của người khác gây chết người thì bị xử lý như thế nào?
Nếu người phạm tội cố ý đốt nhà sẽ bị xử lý hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 – Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Mức hình phạt cao nhất cho tội danh này lên tới 20 năm tù, người phạm tội phải bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quy định tại các Điều 584, Điều 589 Bộ Luật dân sự năm 2015. Trường hợp xảy ra hậu quả thương tích hoặc chết người được xác định thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội phải bồi thường các thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người bị hại phát sinh cho người bị hại do hành vi phạm tội gây ra.
Trường hợp cơ quan điều tra xác định người có hành vi phạm Tội hủy hoại tài sản nhằm mục đích khác như cố ý gây thương tích hoặc giết người, còn việc hủy hoại tài sản, làm hư hỏng tài sản chỉ là thủ đoạn để đạt được mục đích trên thì người phạm tội đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giết người (theo khoản 1, Điều 123 với tình tiết định khung: “Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người” với hình phạt cao nhất là Tử hình hoặc Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134 – BLHS) và Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 – BLHS).
Lời kết
Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Phóng hỏa đốt nhà của người khác có bị xử lý hình sự không?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.
Trân trọng ./.