090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

So sánh giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (tội phạm)

Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự có đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? Để biết rõ hơn thì trước tiên phải biết được khái niệm cơ bản của 2 loại vi phạm hình sự, vi phạm hành chính là gì. Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vi phạm hình sự (tội phạm) là gì?

Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

So sánh giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (tội phạm)
So sánh giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (tội phạm)

Vi phạm hành chính là gì?

Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điểm giống nhau giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Hành vi vi phạm hành chính và vi phạm hình sự đều là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan; được đặt ra bởi Nhà nước và phải chịu những trách nhiệm pháp lý tương đương đối với hành vi vi phạm.

Sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Tiêu chí Vi phạm hành chính Vi phạm hình sự
Luật điều chỉnh Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Đối tượng xâm phạm Xâm phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm. Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,…theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Mức độ nguy hiểm Nhẹ hơn vi phạm hình sự Nặng hơn vi phạm hành chính
Chế tài xử lý Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, trục xuất… Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản,…

Thẩm quyền xử phạt Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Tòa án
Tiền án, tiền sự Bị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tiền án
Chủ thể thực hiện Cá nhân, tổ chức Người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại

Như vậy có thể thấy, vi phạm hành chính và vi phạm hình sự đều là những hành vi vi phạm pháp luật. Đây là hai loại vi phạm pháp luật phổ biến, có cùng bản chất là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm. Xuất phát từ sự khác nhau cơ bản này mà pháp luật quy định những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau để đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính và vi phạm hình sự.

Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

4.5/5 - (2 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00