090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Khắc phục hậu quả vi phạm hành chính và nguyên tắc áp dụng

Bên cạnh những hình thức xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm còn có thể phải áp dụng thêm những biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được pháp luật quy định thế nào? Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính là bao lâu? Luật Nguyễn Hưng sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020, các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

Buộc tháo dỡ công trình trái phép
Buộc tháo dỡ công trình trái phép

– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

– Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền cần chú ý đến các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020, đó là:

Khắc phục hậu quả vi phạm hành chính
Biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính

– Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau.

– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng độc lập trong trường hợp sau:

+ Thuộc trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính;

+ Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

+ Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà có dấu hiệu vi phạm hành chính hoặc thuộc những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

+ Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.

Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính quy định thế nào?

Thẩm quyền áp dụng trong từng vụ xử lý vi phạm cụ thể phụ thuộc vào quy định trong từng Nghị định về từng hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tương ứng cho từng hành vi vi phạm đó, phụ thuộc vào quy định về các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả được quyền áp dụng của từng chức danh có thẩm quyền xử phạt.

Khi xác định thẩm quyền, cần căn cứ theo:

– Loại việc: Nghĩa là căn cứ theo lĩnh vực quản lý nhà nước để xác định hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực nào, từ đó xác định thuộc thẩm quyền xử lý của những chức danh nào theo quy định của từng Nghị định về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định ở Nghị định 102/2014/NĐ-CP, theo các Điều 31, 32, 33 Chương III Nghị định này, thẩm quyền xử phạt, xử lý thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành đất đai và một số chức danh khác.

– Lãnh thổ, địa bàn: Nguyên tắc chung: Hành vi vi phạm bị phát hiện tại địa phương nào thì cơ quan chức năng ở địa phương đó xử lý.

Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính

Theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung 2020 thì: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.

Và tại Điều 85 của Luật XLVPHC thì thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 28 của Luật XLVPHC.

Như vậy, thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngoài ra, trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trên đây là nội dung vấn của chúng tôi gửi đến quý độc giả. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác, hãy liên hệ với Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp các dịch vụ luật sư. Ngoài ra quý độc giả có thể gửi nội dung tư vấn thông qua form tư vấn trên website hoặc gửi trực tiếp nội dung tư vấn qua email: vplsnguyenhung@gmail.com.

Trân trọng ./.

3/5 - (1 đánh giá)

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00