090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như thế nào?

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩ vụ là gì? Có mấy loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ? Hãy cùng xem bài viết dưới dây để biết thêm thông tin chi tiết.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là gì?

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

Tùy vào loại giao dịch dân sự mà các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ đối với giao dịch dân sự đó. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình để đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như thế nào?
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như thế nào?

Có mấy loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ?

Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình đối với giao dịch dân sự theo yêu cầu của bên có quyền. Sau khi bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ tiếp tục vi phạm thì bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

– Bên có nghĩa vụ giao vật đặc định nhưng không thực hiện được nghĩa vụ giao vật đặt định thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

– Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì bên chậm trả tiền phải trả lãi đối với số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.

Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá lãi suất theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc nếu không có thỏa thuận về lãi suất thì áp dụng khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc

Bên có nghĩa vụ phải thực hiện một công việc nhưng lại không thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện như đã thỏa thuận hoặc bên có quyền tự mình thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc của bên có nghĩa vụ và bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán lại chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

Khi bên có nghĩa vụ thực hiện công việc mà mình không được thực hiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt hành vi thực hiện công việc, khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Có hành vi trái pháp luật

Một hoặc nhiều chủ thể có hành vi trái pháp luật dẫn đến thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình dẫn đến thiệt hại cho bên có quyền thì hành vi này của chủ thể được xem như hành vi trái pháp luật, vì đã vi phạm đến thỏa thuận giao dịch của các bên mà sự thỏa thuận đang được pháp luật bảo vệ.

Có thiệt hại xảy ra trong thực tế

Thiệt hại xảy ra trong thực tế có 02 loại: Thiệt hại thực tế có thể nhìn thấy ngay được và thiệt hại phải được tính toán bởi cơ quan chuyên môn.

Các thiệt hại xảy ra trong thực tế như:

– Những tài sản bị hư hỏng, giá trị của sản phẩm bị giảm sút;

– Những tài sản bị hủy hoại không thể khắc phục được hoặc bị mất;

– Những chi phí, tổn thất do hành vi vi phạm gây ra,…..

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra

Hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. Tức là, những thiệt hại xảy ra là hậu quả bởi các hành vi vi phạm, nếu không có các hành vi vi phạm thì sẽ không có thiệt hại. Do đó, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần phải xem xét hành vi vi phạm để tránh việc áp dụng bồi thường thiệt hại sai đối tượng.

Lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự

Bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình do lỗi cố ý hoặc vô ý đều là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về trường hợp loại trừ trách nhiệm.

Trên đây là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được quy định như thế nào?“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý đọc giả. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00