090 2077 959 - (028) 6650 6738 - (028) 6650 8738
·
vplsnguyenhung@gmail.com
·
Thứ 2 - Thứ 7 08:00-17:00
Bấm gọi Luật sư

Trách nhiệm hành chính là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính ra sao? Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính được pháp luật quy định như thế nào? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn Hưng giải đáp cụ thể dễ hiểu trong bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả cùng đón đọc.

Trách nhiệm hành chính là gì?

Cũng giống như dân sự, hình sự, trách nhiệm hành chính cũng là một sạng trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hành chính là một hậu quả pháp lý của nhà nước buộc cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi các chủ thể vi phạm pháp luật. Pháp luật có các biện pháp chế tài, tùy vào mức độ vi phạm và từng loại hành vi vi phạm.

Trách nhiệm hành chính là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

>> Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì?

Ví dụ về trách nhiệm hành chính

Ví dụ về hành vi đánh bạc trái phép theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.”. Đối với quy định này thì người nào có hành vi mua các số lô, số đề thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính là phạt tiền.

Đặc điểm của trách nhiệm hành chính

– Đối tượng của trách nhiệm hành chính là cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính;

– Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức mà áp dụng hình thức xử phạt hành chính;

– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hành vi vi phạm của mình;

– Cơ sở để tuy cứu trách nhiệm hành chính là các quy định của pháp luật hành chính.

Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Tại khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

Tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc thuộc trường hợp được quy định tại Điều 94, 96 Luật xử lý vi phạm hành chính thì vẫn trở thành đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

Tại Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Bài viết trên là nội dung chia sẻ của Luật Nguyễn Hưng về “Trách nhiệm hành chính là gì? Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính“. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý đọc giả. Trong quá trình tìm hiểu thông tin, nếu bạn còn những thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ Luật Nguyễn Hưng qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ đội ngũ luật sư.

Đánh giá

Bài Viết Mới Nhất:

Hãy để luật sư giúp bạn!

Nếu bạn cần bất kỳ trợ giúp nào, xin vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng luật sư Nguyễn Hưng và Cộng sự.

Gọi ngay : 090 2077 959

vplsnguyenhung@gmail.com Thứ 2 – Thứ 7 08:00-17:00